231 cái tát – “vết nhơ” khó xóa của ngành Giáo dục


  
  
  
     
Lượt xem: 761 | Đăng bởi: hangmin

Chẳng ai có thể chịu bị một lúc 231 cái tát vào mặt, chưa kể đến đây lại là một đứa trẻ, ngành giáo dục có lẽ phải rất lâu mới xoá được vết nhơ này.

231 cái tát – “vết nhơ” khó xóa của ngành Giáo dục

231 cái tát – “vết nhơ” khó xóa của ngành Giáo dục

231 cái tát – “vết nhơ” khó xóa của ngành Giáo dục

Theo tin tức giáo dục cho biết, ngày 23/11, dư luận xã hội chấn động trước thông tin em H.L.N., học sinh lớp 6.2, trường Trung học cơ sở xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã bị giáo viên phạt bằng bắt mỗi bạn trong lớp tát 10 cái. Em này đã phải chịu 231 cái tát và phải nhập viện.

Nguyên nhân ban đầu được cho rằng một học sinh trong lớp đã nói với cô giáo về việc em N. nói xấu người thân của học sinh này. Sự việc này khiến dư luận bất bình và uất nghẹn.

Mới đây, ngày 20/11 vừa qua, chúng ta đã dành khá nhiều lời khen ngợi và tình cảm dành cho các thầy cô giáo, bản thân tôi luôn muốn dành những lời tốt đẹp nhất để tri ân những người làm nghề trồng người. Thầy, cô giáo mang trí thức đến cho tôi và dạy tôi cách làm người. Thế nhưng, thời gian qua, có quá nhiều hành động của những người làm nghề cao quý khiến xã hội phải lên án và lo sợ vì một môi trường giáo dục đầy bạo lực.

Cái tát chí mạng của cô vào mặt cậu học trò 11 tuổi khiến bao người choáng váng! Rõ ràng, đạo đức sư phạm đang rất có vấn đề. Vấn đề đó bắt nguồn từ đâu? Theo như những gì các cô nói thì đó là vì áp lực thi đua, thành tích. Từ lâu ngành giáo dục đã phát động phong trào nói không với bệnh thành tích. Để đến mức phải có một phong trào như vậy thì có nghĩa căn bệnh này đã rất trầm kha, nó khiến cả xã hội đảo điên vì một thứ thành tích không có giá trị thực tiễn... và người phải gánh chịu nhiều nhất chính là thầy và trò, áp lực ấy lây sang cả các phụ huynh.

Vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên trầm trọng

Vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên trầm trọng

Thành tích để làm gì khi mà chỉ một kỹ năng đơn giản là thấy đúng thì ủng hộ, thấy sai thì phải biết phản ứng… các em lại không thể làm được. Khi cả lớp bị ép tát một bạn, dù biết là sai trái nhưng tất cả đều răm rắp làm theo mà không dám phản ứng. Nguy hiểm hơn, các thầy cô đã tạo ra một lối “đồng phục” về tư duy, khiến cho cái sai nhưng  nếu nhiều người làm theo thì mặc nhiên sẽ trở thành đúng.

Sự việc sai trái tày trời ấy còn suýt bị nhà trường dìm đi chỉ vì trường sắp đón nhận trường chuẩn. Và lý do cô giáo đưa ra để bao biện cho hành động của mình ngoài áp lực thành thích còn là vì “nóng giận”.

Cô giáo như mẹ hiền, vậy vì sao mà lại có chuyện cô bắt trò uống nước lau bảng, dúi đầu học sinh vào tường và giờ thì cho học sinh xếp hàng tát bạn đến nhập viện?

 “Xử lý thật nghiêm cô giáo phạt học sinh 231 cái tát vì bất cứ nguyên nhân gì”

Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa. Bà Nghĩa cho rằng, dù nguyên nhân là gì thì việc cô giáo phạt học sinh với hình phạt là 231 cái tát là sai và hoàn toàn không chấp nhận được. Vì vậy, nhà trường phải xem xét và xử lý thật nghiêm.

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT về việc tăng cường quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo. Để chấn chỉnh tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, Bộ cũng đã nhiều lần đề cập tới quan điểm, sẽ kiên quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo.

 “Xử lý thật nghiêm cô giáo phạt học sinh 231 cái tát vì bất cứ nguyên nhân gì”

“Xử lý thật nghiêm cô giáo phạt học sinh 231 cái tát vì bất cứ nguyên nhân gì”

Cô Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh xác nhận sự việc trên.

Nói về hành động của mình, cô Nguyễn Thị Phương Thủy (giáo viên chủ nhiệm lớp 6.2, trường Trung học cơ sở xã Duy Ninh) cho rằng, nguyên nhân do áp lực về thành tích. Theo cô Thủy, vì trường THCS Duy Ninh đang xây dựng chuẩn mức độ II nên đặt ra nhiều tiêu chí thi đua. Trong khi, lớp học do cô chủ nhiệm có một số học sinh nghịch ngợm, các tiêu chí đặt ra không đạt được nên rất áp lực.

“Ngày 19/11, sau khi biết lớp do mình chủ nhiệm vi phạm nhiều lỗi bị. Tôi đã tức giận nên đã có những hành động sai trái. Tôi rất hối hận về hành động của mình, tôi mong Nhật và gia đình tha lỗi và tôi hứa sẽ không tái phạm nữa”, cô Thủy nói.

Về vấn đề này, cô Bùi Hoài – cán bộ phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, Cách tư duy giáo dục theo kiểu bạo lực “bá quyền” ấy dễ tạo cho các em một thói quen lấy kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, lấy số đông chèn ép số ít, và nghĩ rằng khi mình có quyền lực thì muốn hành xử thế nào cũng được. Sự việc này sẽ ám ảnh những học sinh hành động theo chỉ đạo của cô suốt đời, là một vết nhơ khó xoá đối với ngành giáo dục. Những giáo viên như vậy không còn đủ tư cách đứng trên bục giảng và phần còn lại sẽ do pháp luật xử lý.

Nguồn: caodangyduochanoi.net - Tổng hợp

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status