Trường Đại học muốn tự chủ phải công khai tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm


  
  
  
     
Lượt xem: 817 | Đăng bởi: hangmin

Ngoài việc được tự xác định mức học phí, các trường sẽ được chủ động mở ngành đào tạo khi đáp ứng đủ điều kiện của Luật Giáo dục.

Trường Đại học muốn tự chủ phải công khai tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm

Trường Đại học muốn tự chủ phải công khai tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm

Trường Đại học muốn tự chủ phải công khai tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm

Theo tin tức ban tư vấn Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được, chiều 19/11, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) với hơn 84% đại biểu có mặt tán thành.

Theo luật này, các trường thực hiện quyền tự chủ khi đã thành lập hội đồng trường, đã được công nhận đạt chuẩn bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp, đã ban hành và thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng do nhà nước quy định…

Các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ phải công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.

Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản của các trường gồm ban hành và thực hiện các quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, tài sản, thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên…

Tự chủ Đại học

Tự chủ Đại học

Các đại học công lập đáp ứng điều kiện nói trên và tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên thì được tự chủ xác định mức học phí. Các trường còn lại xác định học phí theo quy định của Chính phủ. “Việc xác định mức thu học phí phải căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo”, luật quy định.

Cơ sở phải công khai chi phí đào tạo, học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản dịch vụ khác cho lộ trình cả khoá học và từng năm học đi kèm thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử; có trách nhiệm trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ sinh viên khó khăn.

Nhiều chuyên giá giáo dục đồng tình với quan điểm, tự chủ không có nghĩa là buông để các trường tự bơi mà nhà nước có đầu tư rồi rút ra dần dần, giống như bầu sữa mẹ. Và phải tùy theo thể trạng của từng “con” mà cho “cai sữa”, từ từ rút ra một phần hoặc coi thể trạng để tiếp tục đầu tư. Vừa rồi chúng ta thí điểm cho một số trường được tự chủ về tài chính rồi trường đó nâng học phí dịch vụ lên, nhiều cử tri than phiền giá học phí quá cao. Chính vì vậy, đại biểu đề nghị cần có lộ trình tự chủ để tránh tình trạng “nay mai bung rồi giá nâng cao lên”, một số học sinh sinh viên nghèo khó có thể vào trường top đầu do thực hiện tự chủ giá sẽ rất cao.

Các trường được chủ động mở ngành đào tạo

Các trường được chủ động mở ngành đào tạo

Các trường được chủ động mở ngành đào tạo

Theo tin tức giáo dục cho biết, trước đây, hầu hết các nội dung liên quan chuyên môn (như xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nội dung, chương trình đào tạo, tổ chức và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học…) đã được giao cho các trường tự quyết định, trừ việc mở ngành đào tạo.

Dự thảo Luật lần này mở rộng quyền tự chủ, cho phép các trường đáp ứng đủ điều kiện thì được tự mở ngành đào tạo ở tất cả các trình độ của giáo dục đại học, trừ lĩnh vực sức khỏe, giáo viên và an ninh, quốc phòng.

Nếu trường tự mở ngành khi chưa bảo đảm điều kiện sẽ bị đình chỉ hoạt động đào tạo đối với ngành đó và bị cấm mở ngành trong 5 năm.

Luật cũng nêu rõ, trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được đánh giá chất lượng để đảm bảo đầu ra và quyền lợi của người học, nếu không đạt sẽ phải dừng tuyển sinh.

Được biết, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.

Nguồn: caodangyduochanoi.net - Tổng hợp

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status