Không phân biệt Công - Tư trong đào tạo cán bộ Y tế


  
  
  
     
Lượt xem: 3356 | Đăng bởi: caodangduocthaithinh

"Nên xem xét hỗ trợ bình đẳng với tất cả các trường đào tạo cán bộ Y tế dù là học trường công hay trường tư". Đây là ý kiến gây sự chú ý rất lớn từ dư luận trong góp ý sửa Luật giáo dục.

Không phân biệt Công - Tư trong đào tạo cán bộ Y tế

Không phân biệt Công - Tư trong đào tạo cán bộ Y tế

Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua và ban hành năm 2012, đến nay một số nội dung của Luật này đã không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang tiến hành lấy ý kiến trong sửa đổi Luật giáo dục và dự kiến sẽ trình Quốc hội vào năm 2018.

Không phân biệt Công - Tư trong đào tạo cán bộ Y tế

Đặt ra vấn đề bình đẳng trong thụ hưởng chính sách, tại các phiên góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, một số chuyên gia đã chỉ ra việc miễn học phí lâu nay chỉ khoanh vùng cho học sinh trường công mà lờ đi người học trường tư là chưa hợp lý.

T.S Y dược Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho ý kiến về vấn đề này, “Cái mà chúng ta nên làm là một chính sách không phân biệt công – tư, phải cạnh tranh với nhau, ai làm tốt thì trợ cấp. Tuy nhiên, luật giáo dục hiện nay vẫn quy định trường tư vẫn giống như “con ghẻ”.

Trên thực tế, Việt Nam đã xác định xã hội hóa từ những năm 90 của thế kỷ trước , Nhà nước luôn khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển và sự thật là hiện nay thành phần kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân trong đào tạo Y Dược nói riêng phát triển rất mạnh mẽ. Nhưng sau tất cả các trường tư vẫn phận “con ghẻ” không hơn.

Lý do là sao ư? Đơn giản là vì những người làm công tác quản lý là những người đi lên từ hệ thống công lập. Bên cạnh đó, một yếu tố nữa tác động chính là người dân Việt Nam vẫn có tư duy “chạy” vào Nhà nước. Điều này thể hiện cách nhìn của xã hội là phải vào khu vực công, thành ra coi trọng bằng công lập hơn dân lập, dần dần tạo ra sàng lọc. Khu vực tư không có đất dụng võ vì khu vực công áp đảo với quán tính quá lớn.

Nếu chúng ta tiếp tục phân biệt đối xử giữa đào tạo cán bộ Y tế Công và Tư thì chắc chắn sẽ để lại những hậu quả rất lớn, cụ thể:

  • Thứ nhất: Lãng phí nguồn sử dụng nguồn lực.
  • Thứ hai: Không thể cải cách được một cách triệt để hệ thống giáo dục vì sân chơi không bình đẳng. Khi cảm giác bất công tồn tại thì xảy ra rất nhiều tiêu cực. Hệ thống công lập đang tiêu tốn quá nhiều nguồn lực, mà bảo bọc như thế thì nó cũng không có động cơ để sáng tạo.

Vì vậy, chúng ta cần một chính sách không phân biệt đào tạo Công – Tư. Nhà nước chỉ nên đưa ra đề bài và kiểm định chất lượng.

Về bản chất, giáo dục Cao đẳng, Đại học công lập và ngoài công lập chỉ khác về việc ai là chủ đầu tư ban đầu, còn chức năng, trách nhiệm xã hội, quyền tự chủ… thì cần phải giống nhau. Điều này cũng là để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử trường công trường tư. Luật Giáo dục Đại học cần sửa theo hướng này, những gì không liên quan đến đầu tư, đến chủ đầu tư thì không cần quy định gì khác giữa đại học công lập và ngoài công lập.

Cần thay đổi chính sách “hỗ trợ người giàu, đẩy người nghèo vào thế bất lợi”

Cần thay đổi chính sách “hỗ trợ người giàu, đẩy người nghèo vào thế bất lợi”

Cần thay đổi chính sách “hỗ trợ người giàu, đẩy người nghèo vào thế bất lợi”

Phân bổ nguồn lực cho y tế không chỉ là câu chuyện chi tiêu ngân sách mà còn chuyện bình đẳng, công bằng trong phúc lợi xã hội, vì rõ ràng những người học Đại học, Cao đẳng Y Dược dân lập hay người dân khám bệnh ở cơ sở tư nhân không hề được hưởng trợ cấp mà họ đáng được hưởng, trong khi khu vực công chưa đủ để cung cấp dịch vụ cho tất cả mọi người?

Rất nhiều sinh viên theo học Cao đẳng Dược chia sẻ, đến nay nhiều người vẫn không có cái nhìn thiện cảm về bằng Cao đẳng, Đại học dân lập. Họ không đánh giá năng lực thực sự mà lại nhìn vào một tờ giấy.

Ở phương diện là “nhà đầu tư” Nhà nước hãy tiết giảm tối đa sự tham gia của mình, Nhà nước chỉ nên đưa ra phương án và kiểm định chất lượng. Nhà nước nên tạo ra hai cơ chế: Khuyến khích những ai giỏi, ai làm tốt ngày càng giỏi càng tốt hơn và khuyến khích những người làm chưa tốt phải có nỗ lực.

Xem thêm: Thông tin cơ sở Y tế tư nhân không được khám chữa bệnh BHYT là đúng hay sai?

Hiện nay, nhiều nước đang thực hiện cơ chế cấp phát cho người học thay vì cấp phát cho cơ sở giáo dục. Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh công bằng giữa các cơ sở giáo dục. Nếu trường đào tạo Y Dược ngoài công lập họ được tiếp nhận càng nhiều sinh viên - đối tượng được hưởng trợ cấp ngân sách của nhà nước - thì ngân sách nhà nước chuyển về cho họ càng nhiều. Vì thế, bắt buộc trường công lập và trường ngoài công lập phải cạnh tranh với nhau về chất lượng giáo dục để thu hút sinh viên. Trường nào chất lượng tốt, phù hợp thuận tiện thì người học chọn.

Khi chúng ta công bố không phân biệt công tư, thì nên có một sự đối xử bình đẳng. Tất nhiên, lúc bây giờ thì trường tư cũng phải thực hiện những nghĩa vụ xã hội tương tự trường công. Ví dụ trường công là trường phi lợi nhuận thì các trường tư được hưởng sự bình đẳng đó cũng phải phi lợi nhuận.

Nguồn: caodangyduochanoi.net

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status