10 ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất 2018


  
  
  
     
Lượt xem: 47413 | Đăng bởi: hangmin

“Tốt nghiệp là thất nghiệp” - một câu nói đùa nhưng phản ánh đúng tình trạng thực tế của đại đa số cử nhân Đại học hiện nay. Trong năm 2018 này, chọn trường nào để ra trường tránh cảnh ra trường thất nghiệp?

10 ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất 2018

10 ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất 2018

Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao là một trong những vấn đề nan giải ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, cả nước hiện có đến 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp và rất nhiều người trong số họ tốt nghiệp từ những ngành nghề được cho là “khát nhân lực” chỉ 4 - 5 năm trước đó

Chọn ngành để học cũng giống như chơi một ván bài, có lúc may lúc rủi. Hôm nay ngành này có thể hot, cầm bằng ra trường là có việc ngay nhưng ngày mai, bạn sẽ lại vứt xó tấm bằng Đại học của chính ngành ấy để tìm công việc khác vì suốt cả năm trời không xin được việc.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 vừa kết thúc, ngày 11/7 tới đây sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi của các thí sinh trên cả nước, các thí sinh sẽ có cơ hội thay đổi nguyện vọng xét tuyển 1 lần duy nhất. Nhằm giúp bạn chủ động hơn trong việc chọn ngành học hoặc đưa ra phương án đúng đắn cho sự nghiệp tương lai, ban tư vấn Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã tổng hợp danh sách 10 ngành học ra Trường có nguy cơ thất nghiệp rất cao. Nếu ngành bạn chọn có tên trong danh sách này, hãy mạnh dạn thay đổi, đừng để đến khi tốt nghiệp xong lại “về vườn làm rẫy” vì thất nghiệp.

Ngành Sư phạm

Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT cả nước hiện có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và còn khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp.

Theo ước tính trung bình từ năm 2013 đến nay, sau khi giảm chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm thì mỗi năm nước ta vẫn có thêm khoảng 4.000 sinh viên ra trường không tìm được việc làm. 70.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp năm 2020 được phân bổ ở tất cả các bậc học, trong đó, bậc tiểu học thừa khoảng 41.000 người, THCS thừa 12.200 người và ở cấp THPT là khoảng 16.900 người.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia giáo dục, những con số khổng lồ này khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm việc dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học do tác động của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, hệ thống các trường đại học, cao đẳng sư phạm được mở chưa hợp lý, chỉ tiêu đào tạo chưa được kiềm chế kịp thời và chính sách hỗ trợ học phí hấp dẫn.

Quá nhiều thí sinh thi vào ngành sư phạm, quá nhiều cử nhân tốt nghiệp xin được công tác tại các trường, dẫn đến tình trạng quá tải và việc rất nhiều sinh viên thất nghiệp là một hệ lụy tất yếu.

Ngành Kế toán – kiểm toán

Ngành Kế toán – kiểm toán

Ngành Kế toán – kiểm toán

Cách đây một vài năm, ngành kế toán – kiểm toán đã rất “hút” học sinh nhờ vào một mức lương khá cao sau khi ra trường, điều đó cũng kéo theo điểm chuẩn tại các trường cao hơn so với những ngành khác. Nhưng ở hiện tại, đây lại là ngành đang dư thừa lao động và được dự báo vẫn tiếp tục dư thừa trong những năm tới.

Theo con số mà chúng tôi cập nhật được thì, do lượng cầu vượt cung quá nhiều nên để kiếm được 1 công việc, mỗi ứng viên phải vượt qua 90 người khác, tức là tỉ lệ chọi 1/90.

Ngành Tài chính – Ngân hàng

Số lượng tân cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng không có việc làm đúng chuyên ngành vẫn đang tiếp tục gia tăng. Ở thời điểm tháng 7-2017, tài chính trở thành nhóm ngành có nhiều người tìm việc nhất cả nước (21,9%), tiếp đến là Quản trị nhân sự (11,1%), Kế toán (10,5%)...

Dự báo trong thời gian tới, vấn đề tìm việc làm của sinh viên nhóm ngành này sẽ khá khó khăn và nguy cơ thất nghiệp vẫn là rất cao.

Ngành quản trị kinh doanh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, khi nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực kinh tế tăng mạnh thì Quản trị kinh doanh được đánh giá là một ngành “hot” bởi quan niệm sinh viên ra trường ắt sẽ “có đất dụng võ”.

Điều này thể hiện rõ nét qua kết quả thống kê 3 năm gần đây của Bộ GD&ĐT. Theo đó, Quản trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh: trên 10% hồ sơ đăng kí mỗi năm!

Ngành quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên yêu cầu tốt nghiệp ngành này luôn đứng đầu bảng tuyển dụng của các website việc làm. Vậy điều gì giải thích cho nghịch lý hàng chục ngàn cử nhân Quản trị kinh doanh tốt nghiệp mỗi năm nhưng các doanh nghiệp vẫn “khát nhân lực”? Câu trả lời nằm ở chỗ, điều các doanh nghiệp cần là chất lượng chứ không phải số lượng cử nhân đã qua đào tạo.

Ngành công nghệ môi trường

Công nghệ môi trường là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học.

Nếu chuyên về công nghệ xử lý nước thải, sinh viên ra trường có thể xin vào làm tại các công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp,... Nếu là công nghệ xử lý khí thải thì định hướng công việc sẽ thiên về đo đạc chất lượng không khí, đánh giá tác động của môi trường và xử lý không khí ô nhiễm,... Còn nếu hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn thì bạn sẽ làm việc với các công trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhà máy hay các khu đô thị,...

Ngành công nghệ môi trường

Ngành công nghệ môi trường

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cơ chế quản lý thiếu chặt chẽ, trách nhiệm bảo vệ môi trường và xử lý chất thải vẫn chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng từ phía doanh nghiệp, nên nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này hầu như rất ít. Một vị trí tưởng chừng như vô cùng thiết yếu trong doanh nghiệp ở các nước phát triển, lại trở thành gánh nặng về việc làm ở nước ta.

Ngành Lịch sử

Lịch sử chuyên nghiên cứu, bàn luận về những vấn đề trong quá khứ, để từ những kiến thức của quá khứ có thể rút ra những quy luật, những bài học kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

Lịch sử gần như đang ngày càng ít người lựa chọn theo học hoặc nghiên cứu chuyên sâu. Thực chất vẫn rất cần những nhà sử học chuyên nghiên cứu về các vấn đề trong quá khứ từ đó gợi mở tương lai, phân tích, đánh giá và chia sẻ những khám phá của mình cho cộng đồng. Nhưng đây là công việc nhiều khó khăn, thách thức và đòi hỏi phải có đam mê lớn.

Hiện hầu hết cử nhân ngành này buộc phải tìm công việc khác để mưu sinh bởi không thể tìm được việc làm với tấm bằng Cử nhân Lịch sử.

Ngành tâm lý học

Đã từng là một trong những ngành học “hot” với điểm đầu vào không quá cao, chương trình đào tạo cũng có vẻ hấp dẫn, nhưng Tâm lý học cũng chịu chung số phận với các ngành còn lại trong danh sách này bởi sự mập mờ về cơ hội nghề nghiệp sau khi rời cánh cổng đại học.

Thực tế cho thấy, nhiều tân cử nhân Tâm lý học đã rất chật vật để có được công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, trong khi số khác phải chấp nhận các công việc trái ngành, vì việc tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, giải quyết các vấn đề trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, hành vi,… là điều khá xa lạ với nhiều người Việt Nam.

Ngành công nghệ sinh học

Ngành công nghệ sinh học

Ngành Công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học là một ngành học khá thú vị dành cho những bạn yêu thích lĩnh vực này. Đây cũng là chuyên ngành được xuất hiện rất nhiều trong các thông báo tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ trên cả nước.

Tuy nhiên, một điều đáng tiếc ở Việt Nam là hiện nay việc đào tạo về ngành nghề này tại các trường ĐH chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội về mặt chất lượng. Những kiến thức sinh viên được trang bị trong suốt 4 năm giảng đường cũng khó được áp dụng trong các lĩnh vực khác của xã hội. Từ đó, tình trạng thất nghiệp hoặc công tác trái ngành là điều khó tránh khỏi.

Ngành sân khấu điện ảnh

Mỗi năm, các Trường Sân khấu Điện ảnh lớn nhất cả nước cùng hàng loạt trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật cho “ra lò” hàng trăm cử nhân. Tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng có may mắn trở thành diễn viên, xuất hiện trên các bộ phim truyền hình.

Ngành sân khấu điện ảnh

Ngành sân khấu điện ảnh

Để thành công với nghề này bạn phải có đam mê và sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ nhưng chưa chắc cái “duyên” sân khấu đã đến với bạn. Hiện có khá nhiều bạn trẻ học ngành này nhưng chưa thể kiếm được dù chỉ 1 vai diễn đầu đời.

Ngành kỹ sư xây dựng

Góp mặt trong danh sách này còn có cả Kỹ sư xây dựng - một ngành học được “nhớ mặt gọi tên” rất nhiều trong các mùa tuyển sinh, phân bổ ở hầu hết các nhóm trường từ top đầu đến top thấp. Vậy nên, lượng sinh viên ra trường hằng năm cũng đạt ngưỡng gần 5 con số.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành Công nghiệp Xây dựng đang trong đà khôi phục chậm chạp, cộng với việc hầu hết các công ty xây dựng, nhà thầu đều yêu cầu rất cao về mặt kinh nghiệm, các sinh viên mới ra trường phần lớn đều không thể đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng này.

Thực tế cho thấy, có những nghề biết chắc là khó xin việc mà nhiều người vẫn muốn theo, dẫu biết rằng Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng nhiều người vẫn muốn vào Đại học, cho dù đó là vé “vớt”, cho dù biết sau khi ra trường sẽ khó xin việc.

Không phải cứ là phải học Đại học.  Bạn có thể thi lại vào trường khác, hoặc đi học nghề, làm những việc bạn nghĩ có thể kiếm ra tiền mà không cần học đại học... để tránh rơi vào tình trạng ra nhập đoàn quân thất nghiệp, 150.000-225.000 cử nhân mỗi năm, để không bị hối hận vì đã “dâng hiến” tuổi thanh xuân cho những điều vô bổ.

Ngành Y Dược chưa khi nào hạ nhiệt!

Ngành Y Dược chưa khi nào hạ nhiệt!

Với xã hội hiện nay, không thể phủ nhận tầm quan trọng của khối ngành chăm sóc sức khỏe, vai trò của nó lớn dần cùng với sự phát triển của xã hội. Dù ở thời đại nào, học Đại học, Cao đẳng Y Dược cũng không bao giờ lỗi thời. Với các bạn thí sinh vừa mới hoàn thành xong kỳ thi quan trọng nhất của đời học sinh, có lẽ đang vẫn còn rất nhiều băn khoăn, nhiều trăn trở trong việc chọn ngành, chọn nghề. Đừng do dự gì nữa, hãy đăng ký học Y, Dược để trở thành những Y sỹ, Dược sỹ - “ nghề cao quý trong những nghề cao quý”, bạn sẽ “ được” rất nhiều. Cái “được” lớn nhất các bạn có được là: cơ hội chăm sóc sức khỏe cho những người thân yêu nhất trong gia đình mình.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở, bạn có thể xin vào các bệnh viện nhà nước, các cơ sơ khám chữa bệnh tư nhân… Với các bạn học Dược, có thể trở thành những dược trình viên với mức lương vô cùng hấp dẫn.

Năng lực của con người là vô hạn, đừng nghĩ cứ phải học đại học mới là con đường duy nhất đi đến thành công. Tự tìm ra con đường của chính mình, sống và làm việc với đam mê thì các bạn sẽ thành công.

Nguồn: caodangyduochanoi.net - Tổng hợp

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status