Thí sinh thà theo học Cao đẳng trên Thành phố chứ nhất quyết không đi học Đại học tỉnh


  
  
  
     
Lượt xem: 3231 | Đăng bởi: dinhvancuong

Nhiều trường Đại học Tỉnh (địa phương) nâng cấp lên từ các trường Cao đẳng Sư phạm dù đã có tuổi đời lâu nhưng vẫn không tuyển được thí sinh. Nguyên nhân đa phần thí sinh chọn các trường Cao đẳng đào tạo uy tín trên Thành phố chứ không muốn theo học ở Đại học tỉnh.

Thí sinh thà theo học Cao đẳng trên Thành phố chứ nhất quyết không đi học Đại học tỉnh 

Các trường Đại học tỉnh ngày càng khó tuyển sinh

Chưa đánh giá về mặt chất lượng đào tạo ra sao nhưng với tỉ lệ thí sinh nhập học hàng năm èo uột, dẫn đến nhiều thí sinh năm nay lo ngại và không dám thực hiện nhập học tại các trường Đại học tỉnh nhà. Thí sinh Nguyễn Thu Uyên - vừa tham dự kỳ xét tuyển dựa trên điểm thi thpt quốc gia năm nay vào Đại học đợt 1 tuy nhiên không trúng tuyển và có đăng ký xét bổ sung vào trường Đại học tỉnh nhà ở Ninh Bình. Tuy nhiên thấy các bạn bè cùng trang lứa ra Hà Nội và vào TPHCM nhập học khiến em cũng chạnh lòng. Phần là vì cũng muốn nhập học ở quê nhà cho chi phí kinh tế giảm và cũng gần nhà hơn tuy nhiên tình trạng nhập học èo uột khiến em quyết định làm thủ tục nhập học Cao đẳng Dược với hệ đào tạo 3 năm chính quy. 

Cũng không khá khẩm hơn là mấy nhiều trường Đại học ở Miền Tây như Đại học Bạc Liêu đã có nhiều năm đào tạo tuy nhiên 2 năm gần đây số lượng sinh viên trúng tuyển và thực hiện nhập học sụt giảm nhanh chóng. Năm nay số sinh viên trúng tuyển trên chỉ tiêu xét tuyển là  843/1.145. Trường cũng đã thống kê nhiều ngành có tỷ lệ trúng tuyển khá thấp có hơn 20 thí sinh trên tổng số chỉ tiêu 100 thí sinh. 

Tương tự như thế còn có các trường Đại học tỉnh khác cũng nằm chung số phận như Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) Đại học Đồng Tháp và nhiều trường ĐH ở các khu vực khác như miền Trung, miền Bắc, Tây Nguyên cũng đang trong tình cảnh tương tự, nhiều năm liền điểm chuẩn bằng điểm sàn nhưng vẫn không năm nào tuyển đủ chỉ tiêu.

Nguyên nhân chủ yếu được cho là thí sinh thà ra thành phố học Cao đẳng chứ không nhất quyết học Đại học ở tỉnh. Điều này khiến các trường phải đau đầu trong mùa tuyển sinh năm nay. Và muốn tuyển sinh được có lẽ các trường phải nâng cao chất lượng cũng như phải có chính sách thu hút học sinh hợp lý hoặc cam kết đào tạo. 

Hiện nay, theo TS Nông Thị Tiến - Hiệu trưởng trường Cao đẳng y dược Pasteur một trường đào tạo uy tín chuyên về Y dược tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố HCM cho biết:
"Nếu các trường Đại học tỉnh không có chính sách cũng như các cam kết thì khó lòng mà tuyển sinh được cho các năm tiếp theo khi mà các trường Đại học và thậm chí Cao đẳng uy tín đóng tại các Tỉnh thành phố lớn sẽ hút hết thí sinh. Phần cũng là vì thí sinh hiện nay đã định hình được không cần nhất thiết phải vào cố vào đại học. Mà phụ huynh thí sinh cần là sự cam kết của nhà trường sau khi ra trường con em họ làm được gì và trách nhiệm của nhà trường như thế nào?"

Thực tế cho thấy, nhiều năm trở lại đây điểm chuẩn của các trường Đại học địa phương dù đã chạm đáy nhưng vẫn tuyển không đủ chỉ tiêu, nhiều ngành thiếu người học trầm trọng. Các trường đã vận dụng triệt để các phương thức tuyển sinh, trong đó các thí sinh thuộc khu vực “3 tây” (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ) có điểm trúng tuyển thấp hơn điểm sàn của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn rơi vào cảnh chợ chiều.

Nói về thực trạng sống thoi thóp của nhiều trường Đại học địa phương, một chuyên gia giáo dục cho rằng:

“Trong một thời gian dài chúng ta chạy đua nâng cấp, thành lập trường một cách ồ ạt và đã bỏ qua các điều kiện đảm bảo chất lượng như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên. Và rồi những trường thiếu thốn những điều kiện đảm bảo chất lượng được cấp chỉ tiêu, tuyển sinh ồ ạt nên việc đào tạo không có chất lượng là điều tất yếu. Không thể có chuyện điểm đầu vào Đại học chạm đáy mà đầu ra có chất lượng được. Không những vậy, việc tuyển sinh, đào tạo lại không gắn với nhu cầu thực tế nên mới có tình trạng chỉ tiêu nhiều nhưng không có người học”.

Để thoát khỏi tình trạng trên, chuyên gia này kiến nghị: Phải chấm dứt tình trạng trường Đại học đào tạo không có chất lượng, khuyến khích các trường Đại học tỉnh tự chủ để họ cạnh tranh, nâng cao chất lượng. Nếu trường nào không đạt chất lượng thì dừng tuyển sinh. Song song đó, khuyến khích phát triển các trường tư thục nhưng phải đảm bảo đúng các điều kiện thành lập trường, đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất… 

Xem thêm: Cao đẳng Điều dưỡng được nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2017

Tag: Đại học địa phương ; Đại học tỉnh khó tuyển sinh ; Đại học tỉnh không tuyển sinh được

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status