Nghề Y nguy hiểm thì nên chọn ngành Dược việc nhàn lương cao không?


  
  
  
     
Lượt xem: 2875 | Đăng bởi: caodangduocthaithinh

Văng tục, quát nạt, hăm dọa, hành hung đến đổ máu…đã trở thành cơm bữa trong nghề Y. Vậy để chữa bệnh cứu người, người ta có nên chọn ngành Dược việc nhàn lương cao thay nghề Y nguy hiểm?

 

Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói “Nhất Y – Nhì Dược” và việc đứng trước hai sự lựa chọn ngành Y “nguy hiểm” hay ngành Dược “việc nhàn lương cao” cũng là câu hỏi khó trả lời với nhiều bạn trẻ hiện nay.

Nghề Y đang trở thành một nghề nguy hiểm

Trên con đường trở thành người thầy thuốc chân chính, chúng ta hiểu, xã hội trân trọng và đánh giá cao sự hi sinh, thiệt thòi và phấn đấu của những y bác sĩ trong suốt nhiều năm. Thời gian tuổi đẹp, quãng đời thanh xuân đẹp nhất của mỗi người, chúng ta lựa chọn cách sử dụng khác nhau. Với người làm nghề Y họ chọn cách “nướng” tuổi trẻ vào tài liệu y khoa, vào bài thực hành, vào từng đêm trực thâu đêm mất ngủ….Đó là cách họ dùng tuổi trẻ của mình để chuẩn bị hành trang cho con đường trở thành một cán bộ y tế đúng nghĩa.

Nghề Y ngày càng trở nên nguy hiểm

Nghề Y ngày càng trở nên nguy hiểm

Đó cũng là câu chuyện được chia sẻ khá nhiều ở Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội của các giảng viên về vụ việc tại bệnh viện Đa khoa Thạch Thất, Hà Nội thời gian qua. Bên cạnh sự việc ấy còn có nhiều và nhiều nữa những lần bác sĩ bị thân nhân đánh, Điều Dưỡng viên bị bệnh nhân cư xử thiếu tôn trọng…đến nay con số thống kê về số lượng của các vụ hành hung trong ngành Y vẫn còn có chiều hướng tăng lên. Điều đáng nói sự việc ấy toàn chọn những cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng hàng đầu và các thầy thuốc luôn ở trong trạng thái áp lực căng thẳng.

Theo ghi nhận của Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì nghề Y thực chất đang tự biến mình trở thành nguy hiểm như nghề công an, bộ đội, cảnh sát…họ nguy hiểm hiện diện, có được đào tạo để chống lại những nguy hiểm ấy, họ có trong tay những vũ khí tốt nhất để bảo vệ mình và người khác. Tuy nhiên, với những bác sĩ suốt đời chỉ biết học, đi trực rồi đi học thêm, thực hành nghề, đi bổ túc chuyên môn, chưa một lần được giáo dục cách tự bảo vệ chính mình khi bị tấn công thì làm sao tránh được những lúc bị hành hung, hăm dọa. Một sinh viên ngành Điều Dưỡng đã từng thực tập ở bệnh viện Đa khoa Thạch Thất, Hà Nội còn chia sẻ: Sau cái vụ việc ấy, tôi cảm thấy rất sợ, muốn bỏ nghề luôn.Tính ra thì chẳng có ai bảo vệ cán bộ ngành Y trước vấn nạn bạo hành ngày càng leo thang như hiện nay. Và họ phải là người tự cứu lấy mình đầu tiên. Từ đây sẽ có không ít các bạn thí sinh chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 yêu mến ngành Y Dược đứng trước 2 sựa lựa chọn “Ngành y nguy hiểm” hay chọn “Ngành Dược việc nhẹ lương cao”. Sự lựa chọn nào đảm bảo bạn sẽ không phải hối hận.

Có nên chọn ngành Dược thay cho ngành Y

Có nên chọn ngành Dược thay cho ngành Y

Ngành Y nguy hiểm thì có nên chọn ngành Dược an toàn, lương cao?

Người ta có câu “Nhất Y – Nhì Dược” không phải là không có ý nghĩa. Đến nay khi nhắc đến sứ mệnh chữa bệnh cứu người thì người ta đã nhắc đến người thầy thuốc chữa bệnh thì sẽ không thể không nhắc đến tên của các Dược sĩ bán thuốc. Vì nếu bác sĩ có giỏi đến đâu thì bệnh nhân cũng khó qua khỏi nếu không được sử dụng loại thuốc đúng chuẩn và có tác dụng thực sự, ngăn chặn sự tái phát của bệnh.

Bởi thế theo sinh viên đang theo học Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì nghề Y và nghề Dược luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội. Đứng trước 2 sự lựa chọn này cực kỳ khó khăn vì mỗi nghề lại có một đặc điểm khác biệt, cùng hỗ trợ nhau chứ không phải là quan hệ đối lập. Thế nên chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn đã đi theo ngành Điều Dưỡng thay vì cứ phân chọn Y hay Dược.

Đến nay khi vấn nạn ngành Y bị hành hung nhiều đến thế thì sẽ có nhiều bạn trẻ yêu thích nghề Y nhưng sợ sau này khi làm việc ở các môi trường căng thẳng hay nguy hiểm thì có thể chống chịu được không. Bởi sự nguy hiểm của nghề Y chưa bao giờ là đơn giản vượt qua. Phải thực sự bản lĩnh, mạnh mẽ và phấn đấu thì mới đủ sức để trở thành một cán bộ y tế giỏi, mới tránh được tai ương đổ xuống đầu. Nguy hiểm đến từ nguy cơ lây nhiễm bệnh, vi khuẩn từ người bệnh, nguy hiểm ẩn chứa ngay khi người thầy thuốc đang tận tâm cứu chữa cho người bệnh. Vì mỗi khi có tai biến y khoa rồi bệnh nhân chết, bệnh nhân gặp nguy hiểm tính mạng thì bác sĩ sẵn sàng “ăn” những lời nói hăm dọa, văng tục, chịu những hành động cư xử thiếu tôn trọng, thậm chí thân nhân người bệnh có thể “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” bất kỳ lúc nào.

Bên cạnh đó, cũng để chữa bệnh cứu người nhưng nghề Dược sĩ bán thuốc lại được đánh giá là “việc nhàn lương cao” hay “ngồi mát ăn bát vàng”. Cán bộ làm ngành này chỉ cần tham gia kinh doanh tất cả các sản phẩm liên quan đến thuốc, dược phẩm…có thể tự mở nhà thuốc GPP như chia sẻ của giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trao đổi về cơ hội việc làm của các sinh viên học ngành Dược. Công việc của một Dược sĩ có tính chất khác hẳn với nghề Y vì chủ động hơn và thời gian có thể chủ động sắp xếp, áp lực cũng giảm đi phần nào.

Nói thế không có nghĩa là nếu bạn học ngành Dược thì không nguy hiểm, không có sai sót. Duy những tai nạn nghề nghiệp của ngành Dược có tính chất và biểu hiện khác biệt với người làm nghành Y. Do đó, nếu bạn đã yêu nghề Y thì phấn đấu, học tập và tự trang bị kỹ năng bảo vệ mình là điều cần thiết. Còn nếu bạn đã theo học Dược thì cũng đừng chủ quan, tai họa có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Đó là cũng là kinh nghiệm mà các sinh viên Y Dược truyền lại cho các bạn sau này.

Trang Minh – Caodangyduochanoi.net

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status