Bác sĩ phải lựa chọn chăm sóc người bệnh thay vì người thân?


  
  
  
     
Lượt xem: 4419 | Đăng bởi: caodangduocthaithinh

Đã là con người thì quy luật nghiệt ngã “sinh - lão - bệnh - tử” luôn tồn tại. Dù là người thân của một thầy thuốc giỏi đầu ngành thì cũng không thể tránh khỏi.

 

Đó cũng là nỗi đau mà bất kỳ ai cũng phải chấp nhận dù không hề mong muốn. Nhưng không phải ai cũng hiểu thấu được nỗi đau thầm kín của người bác sĩ. Họ đã phải hi sinh phút giây bên người thân cuối đời để cận kề bên người bệnh giúp họ giành giật sự sống.

Thầy thuốc phải hết lòng vì người bệnh…

Hẳn nhiên ai đã đang và sẽ trở thành “Lương y” cũng đã thuộc nằm lòng những nguyên tắc, những công việc hay những trách nhiệm đặt nặng lên vai. Nhờ đó mà các bạn sinh viên Y khoa đã tự đặt cho mình cái tâm niệm, học ngành Y, làm nghề y, trở thành bác sĩ tuyệt nhiên không phải để sĩ diện hão, để kiếm tiền và làm giàu cho bản thân. Làm nghề này là xác định mất nhiều hơn được, mất đi tuổi thanh xuân để dùi mài kinh sử bên những tập tài liệu y khoa, bên những cuốn sách dày cộm với khối kiến thức và chương trình nặng tưởng như không thể theo kịp.

Bác sĩ đôi khi phải chọn người bệnh thay vì người thân

Bác sĩ đôi khi phải chọn người bệnh thay vì người thân

Bên giảng đường khi các bạn sinh viên khác thì một bạn sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đang thực hành nghề, đang trải nghiệm với những mẫu vật thực hành, đêm trực dài tưởng như vô tận với tiếng còi tiếng râm ran, tiếng khóc ỉ ôi của gia đình nào đó đang vừa mất đi người thân yêu nhất. Câu chuyện về những đêm trực về chặng đường trở thành một cán bộ ngành Y với những cô cậu đầy hoài bão chỉ toàn màu của hi vọng và sự thành công. Tôi hi vọng chúng ta có thể tự do và thoải mái để gặt hái được thành quả của họ. Điều Dưỡng viên của bệnh viện đã từng chứng kiến những vị đồng nghiệp phải nén lại nỗi đau hoàn thành nốt công việc còn dang dở mà bên giường bệnh của mình đang trút hơi thời cuối cùng.

Giằng xé giữa một bên là người thân – một bên là người bệnh

Cuộc đời của chúng ta chính là tổng thể những sự lựa chọn, sống theo cách nào và muốn trở thành người ra sao, tốt hay xấu đều phụ thuộc vào cách chọn của chính chúng ta. Chúng ta có thể chọn công việc để làm, nơi để sống, chốn đi về, mục đích cho cuộc đời, mục tiêu phấn đấu… Và người thầy thuốc có trở thành lương y hay không là do cách phấn đấu và mục tiêu của họ trên con đường công danhh sự nghiệp. Với bác sĩ, cũng là giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội thì anh phấn đấu cho cả hai ngã rẽ của cuộc đời là trở thành người bác sĩ và một nhà giáo.

Nhưng trong tất cả các sự lựa chọn đó chúng ta không thể lựa chọn nơi mình sinh ra, bố mẹ và người thân của chúng ta. Trong tất cả những tài sản quý giá nhất trên đời với chúng ta chính là người thân, gia đình, là thứ tình cảm thiêng liêng khó lòng vứt bỏ. Nhưng với sự hi sinh vì người bệnh, phút giây sinh tử người bác sĩ phải chọn giữa cứu người bệnh và bên người thân.

Bác sĩ phải hi sinh quá lớn vì nghề Y

Bác sĩ phải hi sinh quá lớn vì nghề Y

Chị Mai, một cựu sinh viên từng theo học Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tâm sự với đôi mắt ngấn lệ long lanh, chực khóc. Chị bảo có những nỗi đau mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Chị đã từng thấy một bác sĩ phẫu thuật đang tiến hành mổ tim cho bệnh nhân lớn tuổi, tầm tuổi mẹ anh. Đang phẫu thuật được 1 nửa thì có điện thoại báo mẹ anh mất. Tôi thấy anh vẫn bình tĩnh đưa từng mũi kim luồn qua rồi làm nốt ca phẫu thuật suốt 4 tiếng đồng hồ. Mở cửa phòng phẫu thuật, anh xin phép về trước, tôi thoáng nhìn thấy anh ôm miệng, khóc nức nở như một đứa trẻ. Khi anh đang cứu một người thì người thân yêu nhất của anh bỏ anh đi. Anh có thể cứu hàng nghìn người nhưng lúc này anh chỉ có thể nghe tin mẹ qua đời trong sự bất lực và nghiệt ngã. Chị Điều Dưỡng tự hỏi: Người thầy thuốc già một đời tận tụy làm sao có thể nén nỗi đau sâu kín đến thế. Khi 2 ngày sau, lại thấy anh trở lại phòng phẫu thuật, niềm nở và tiếp tục những ca mổ còn dang dở đang chờ anh.

Thế đấy, đôi khi sự giằng xé của lương tâm và tình cảm đã khiến vị bác sĩ phải đau đớn chịu đựng một mình. Khi người thân đang đứng bên bờ sinh tử, khi chút trải lòng cũng khó mà được đón nhận vì người làm nghề Y cũng chỉ còn biết cố gắng, chịu đựng. Cũng theo một bạn sinh viên ngành Điều dưỡng có bố làm bác sĩ, bạn bảo đã là người thân của người làm ngành Y thì thiệt thòi, hi sinh là điều đương nhiên, kể cả giây phút cuối đời cũng không thể tránh họ được. Chữa bệnh cứu người là sứ mệnh thiêng liêng đến vậy.

Trang Minh – Caodangyduochanoi.net

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status