Để Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai, không phải cứ muốn là làm được


  
  
  
     
Lượt xem: 659 | Đăng bởi: hangmin

Biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn Việt Nam hội nhập sâu rộng như hiện nay. Thế nhưng việc thực hiện không dễ.

Để Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai, không phải cứ muốn là làm được

Để Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai, không phải cứ muốn là làm được

Để Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai, không phải cứ muốn là làm được

Mới đây, theo tin tức giáo dục cho biết, tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam. Nhiều người tán đồng với đề xuất này, song cho rằng mọi thứ cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng vì nếu nóng vội sẽ không đi đến đâu.    

Nhận định cách đầu tư về giảng dạy ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại chưa đủ để chuyển thể tiếng Anh từ một loại ngoại ngữ sang ngôn ngữ thứ hai, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, chúng ta cần thêm nhiều năm chuẩn bị mọi thứ thật kỹ càng. Muốn người học có đủ kỹ năng để sử dụng tiếng Anh lưu loát đòi hỏi nhà trường và giáo viên phải xây dựng được cách dạy tiệm cận với môi trường quốc tế.

Nếu cứ chăm chăm vào từ vựng, ngữ pháp, đòi hỏi bằng cấp, chứng chỉ mà không kích thích được môi trường sử dụng Anh ngữ trong học sinh, sinh viên và cả cộng đồng xã hội thì rất khó để chúng ta thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Chỉ khi nào giáo viên, giảng viên thật sự coi tiếng Anh là công cụ giảng dạy, học sinh, sinh viên thôi cảm thấy áp lực khi học ngôn ngữ này thì lúc đó mới có đủ điều kiện để bàn đến việc biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai. Còn hiện tại mọi thứ quá mông lung.

Để tiếng anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 không phải một sớm một chiều

Để tiếng anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 không phải một sớm một chiều

Việc đặt ra mục tiêu là quan trọng nhưng không phải chỉ đặt ra mục tiêu suông mà phải có điều kiện, môi trường, chính sách. Nói rằng muốn có ngôn ngữ thứ hai mà trong trường học toàn là giáo viên Việt Nam không thì bao giờ có ngôn ngữ thứ hai. Chúng ta phải thay đổi chính sách, thay đổi rất nhiều thứ và tạo được nhiều môi trường phù hợp.

“Cần nhiều thời gian và công sức chứ không đơn thuần ta muốn là có thể thực hiện được. Tôi chỉ lo một điều là khi chúng ta chưa chuẩn bị tốt thì thay vì đưa tiếng Anh trở thành ngoại ngữ thứ 2 lại biến tiếng Anh thành “Vietspeak”. Có nghĩa là một loại tiếng Anh mà khiến người ở nước khác rất khó nghe vì đã bị Việt hóa quá nhiều”, T.S Y Dược Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  bày tỏ băn khoăn.

Đa phần sinh viên Việt vẫn học tiếng Anh kiểu đối phó

Môi trường dạy và học tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay vẫn chưa chuyên nghiệp khiến người học thiệt thòi. Và chủ yếu đặt mục tiêu là hoàn thành các chứng chỉ, vượt qua các kỳ thi sao cho đủ chuẩn tốt nghiệp nên nhiều sinh viên học tiếng Anh theo kiểu đối phó.

Đa phần sinh viên Việt vẫn học tiếng Anh kiểu đối phó

Đa phần sinh viên Việt vẫn học tiếng Anh kiểu đối phó

Đa phần học sinh, sinh viên vẫn phải học tiếng Anh, một loại ngoại ngữ quan trọng với giáo viên, giảng viên người Việt. Trong khi đó, môi trường lý tưởng nhất để rèn một ngoại ngữ chính là thường xuyên giao tiếp với người bản xứ.

Bên cạnh đó, quy trình tổ chức thi cử, đánh giá tại các trường hiện nay vẫn đang gò sinh viên vào việc chủ yếu học ngữ pháp, từ vựng khô khan, coi trọng kỹ năng đọc – viết mà lờ đi kỹ năng vô cùng cần thiết khi học bất cứ ngoại ngữ nào chính là nghe – nói. Suốt nhiều năm liền ở bậc phổ thông, do quen với nếp học tiếng Anh thụ động, đa phần sinh viên cảm thấy tự ti, thậm chí là sợ khi tiếp cận ngoại ngữ này ở bậc đại học. Lệch kỹ năng, thiếu môi trường giao tiếp, rất khó để sinh viên sử dụng tiếng Anh lưu loát sau khi tốt nghiệp.

Một hạn chế nữa cũng được các đại biểu chỉ ra, đó là các trường CĐ-ĐH đã đưa ra các tiêu chuẩn về ngoại ngữ cho sinh viên khi tốt nghiệp, tuy nhiên các quy chuẩn đầu ra thường dựa vào bài thi đánh giá năng lực như TOEIC, TOEFL, IELTS…. Điều này dễ dẫn đến việc dạy và học chạy theo các bài thi hơn là hoàn thiện các kỹ năng cho sinh viên. Hệ thống các bài thi theo Khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện.

Nguồn: caodangyduochanoi.net - Tổng hợp

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status