6 chiếc lọ tài chính - Phương pháp quản lý chi tiêu thông minh cho sinh viên


  
  
  
     
Lượt xem: 630 | Đăng bởi: hangmin

Tình trạng mới giữa tháng mà nhiều sinh viên đã “tiền khô cháy túi” là rất phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu do các bạn chưa có bí quyết chi tiêu hợp lý mà thôi!

Quy tắc khi nhận tiền hàng tháng

Quy tắc khi nhận tiền hàng tháng

Quy tắc khi nhận tiền hàng tháng

Việc quản lý tài chính sao cho hợp lý luôn khiến con người ta phải căng não suy nghĩ. Ngay cả với những người lão luyện trường đời thì đây cũng là một bài toán khó giải.

Với sinh viên, đặc biệt là tân sinh viên - đối tượng vẫn còn được bố mẹ chu cấp thì nhiều bạn chưa hiểu được rằng, để kiếm ra được đồng tiền là vất vả như thế nào nên vẫn ăn tiêu “thủng nồi trôi rế”. Đã đến lúc bạn cần học cách chi tiêu sao cho hợp lý để không chỉ có một cuộc sống tương đối thoải mái, mà còn phục vụ những dự định lâu dài.

“Xa nhà mọi thứ đều cảm thấy khó khăn nhưng 1 trong những điều làm em đau đầu nhất chính là quản lý chi tiêu, tiêu như thế nào cho hợp lý, để không phải ăn mì tôm khi chưa hết tháng”, Quỳnh Chi - sinh viên Cao đẳng Dược giãi bày

Để làm được điều này, trước hết bạn cần có một cuốn sổ chi tiêu của riêng mình. Hãy ghi chép một cách chi tiết nhất có thể vào cuốn sổ này. Những mục như tiền nhà, ăn uống, mua sách vở... cần được ghi lại tỉ mỉ.

Nhờ việc ghi chép tỉ mỉ các khoản chi tiêu, khi xem lại bạn sẽ nhận ra tháng này đã tiêu pha mấy trăm ngàn vô bổ vào quần áo như thế nào hay chi tiêu cho tiệc tùng, bạn bè quá mức... ra sao. Từ đó, việc kiểm soát chi tiêu sẽ dễ dàng hơn và tháng tiếp theo bạn sẽ dựa vào đó để điều chỉnh chi tiêu cho phù hợp.

Việc thứ hai phải làm là khi nhận được tiền (ba mẹ chu cấp hoặc tiền lương làm thêm), đừng ngại ngần bỏ thời gian để chia chác ngay lập tức. Đừng bao giờ có suy nghĩ thôi đi chơi về rồi sẽ làm. Vì có thể ngay trong buổi đi chơi đó, bạn sẽ tiêu phăng cả tháng tiền ăn để rồi những ngày tiếp theo ngậm ngùi ăn mì tôm qua bữa.

Quản lý chi tiêu cho sinh viên

Quản lý chi tiêu cho sinh viên

Bạn nên bỏ riêng các khoản chi cố định như tiền nhà, điện nước, góp ăn uống với bạn cùng phòng... ra một chỗ, sau đó tính tới khoản tiết kiệm cho một mục đích nào đó. Ví dụ bạn muốn học thêm Tiếng Anh tại một trung tâm..., khoản dư còn lại là tiền tiêu vặt, dành cho hội hè, đi chơi...

Việc có ít tiền để tiêu vào những khoản vui chơi cũng giúp bạn hạn chế sa đà vào những hoạt động vô bổ mà quên lãng học hành. Đây đúng là một quy tắc hữu hiệu “một công đôi việc”.

6 chiếc lọ tài chính - Phương pháp quản lý chi tiêu thông minh cho sinh viên

Đối với các bạn tân sinh viên, khi vừa bước ra sống tự lập, tự định đoạt mọi chi tiêu thì việc “vung tay quá trán” là điều rất hay xảy ra. Mặc dù khoản tiền đó chưa phải khoản tiền tự tay làm ra nhưng bạn vẫn sẽ cần tới công thức 6 chiếc lọ tài chính. Hãy chia tiền của bạn thành 6 phần hoàn toàn tách biệt nhau bằng sổ thu chi và ngay khi nhận được tiền để tạo thành thói quen.

Thầy Đặng Nam Anh – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, “Đến thời điểm hiện tại tôi thấy phương pháp quản lý chi tiêu thông qua 6 chiếc lọ tài chính này rất hiệu quả không chỉ đối với những người đã đi làm, mà ngay cả với các em sinh viên. Tưởng chừng như vô bổ nhưng nó sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu của mình rất tốt và đặc biệt là trong những trường hợp cấp bách”.

Chiếc lọ thứ nhất: Quỹ tự do tài chính 10%

Trước hết phải hiểu “tự do tài chính” là gì? Tự do tài chính là khi bạn sống như bạn muốn mà không cần làm việc hay phụ thuộc tài chính. Nhiều người có thể về hưu sớm là nhờ họ tự do tài chính. Bạn không được tiêu tiền trong quỹ này.

Tiền của quỹ này chỉ được dùng để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động cho bạn. Dù đang là sinh viên, bạn hoàn toàn có thể có riêng một quỹ như vậy. Lập quỹ này cũng giống như bạn nuôi một con ngỗng để nó đẻ trứng vàng vậy, tuyệt đối không được... bắt ngỗng ăn thịt.

6 chiếc lọ tài chính - Phương pháp quản lý chi tiêu thông minh cho sinh viên

6 chiếc lọ tài chính - Phương pháp quản lý chi tiêu thông minh cho sinh viên

Chiếc lọ thứ hai: Tiết kiệm dài hạn 10%

Quỹ này có 2 mục đích: Tiết kiệm cho dài hạn (thậm chí cho tới khi ra trường, đi làm, kết hôn) và tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp. Để thực tốt phương pháp trong chiếc lọ thứ hai này thì ban đầu bạn nên chia số tiền 10% số tiền này thành hai phần bằng nhau cho hai mục đích.

Khi đã tiết kiệm đủ cho những trường hợp khẩn cấp (có giá trị tương đương khoảng 6 tháng chi tiêu hàng ngày) thì có thể cất riêng khoản này và tập trung cho những mục tiêu lâu dài như mua nhà, mua xe... Chiếc lọ thứ hai này sẽ phát huy tác dụng khi bạn nhảy việc, thất nghiệp hay nhỡ bị ốm đau phải nằm viện dài ngày.

Chiếc lọ thứ ba: Giáo dục đào tạo 10%

Quỹ này được lập ra để nhằm giúp bạn đầu tư phát triển bản thân như tham gia lớp học master, học thêm một số kĩ năng mềm, mua sách vở... Khi là sinh viên, bạn có ưu thế nhiều thời gian nên hãy tận dụng triệt để chiếc lọ này.

Sinh viên nên học cách chi tiêu tài chính hiệu quả

Sinh viên nên học cách chi tiêu tài chính hiệu quả

Chiếc lọ thứ tư: Nhu cầu thiết yếu 55%

Đây là quỹ chiếm số phần trăm cao nhất trong tổng số tiền 1 tháng của bạn, quỹ này giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày như thuê nhà, ăn uống, đi lại, điện thoại... Đây là khoản tiền cố định hàng tháng cần chi. Nếu bạn không thể sống với 55% thu nhập của mình mà lại không thể gia tăng thu nhập, hãy đơn giản hóa cuộc sống: Mua vé tháng để đi xe buýt thay vì xe máy, tự nấu ăn ở nhà, mang cơm trưa đi học thay vì ra hàng quán...

Chiếc lọ thứ năm: Hưởng thụ 10%

Dù là sinh viên hay những người đã đi làm, ai cũng cần phải có thời gian nghỉ ngơi và tự yêu thương bản thân mình, đừng chỉ chăm chăm vào kiếm tiền, tiết kiệm mà quên rằng, tiền là để chúng ta hạnh phúc. Lâu lâu, hãy chi tiền để ăn một món sang trọng, đi du lịch dài ngày, mua vé nghe nhạc...

Chiếc lọ thứ sáu: Giúp đỡ người khác 5%

Xã hội cũng còn rất nhiều người không may mắn được như bạn. Vì vậy, đừng ngại ngần bỏ ra một khoản để cho đi nhé! Một phần nhỏ trong thu nhập để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè..., thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Bạn tin không, cho đi rồi bạn sẽ nhận lại nhiều thêm đấy!

Từ hôm nay, từ ngay thời điểm này, bạn hãy bắt tay ngay vào việc quản lý tài chính của chính bản thân. Hãy đem số tiền của mình ra, bắt đầu lên kế hoạch, phân chia chúng vào các “hũ tiền” đi nào! Hành động ngay bây giờ, thành công sẽ đến với bạn.

Nguồn: caodangyduochanoi.net - Tổng hợp

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status