“Con ơi! Đừng mơ làm bác sĩ”


  
  
  
     
Lượt xem: 950 | Đăng bởi: hangmin

Trong đời người chúng ta luôn phải có những ước mơ, hoài bãi sống. Bởi ước mơ chính là liều thuốc giảm đau giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách của số phận để vươn lên đạt được những thành tựu trong cuộc sống.

Nghề Y bạc lắm ai ơi!

Nghề Y bạc lắm ai ơi!

Bản thân tôi cũng có một ước mơ của mình. Một ước mơ mà tôi muốn theo đuổi tới suốt cuộc đời này đó chính là ước mơ trở thành bác sĩ được chữa bệnh cứu giúp cho mọi người xung quanh mình. Dù biết rằng việc thi đậu vào các trường đại học Y khoa là vô cùng khó khăn, nhưng tôi tin nếu chúng ta kiên trì, nhẫn nại, cần cù thì nhất định ước mơ sẽ thành hiện thực.

Tôi biết trong cuộc sống sẽ luôn có những khó khăn, thử thách tồn tại cản bước chân đi tới của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta vượt qua được những khó khăn đó thì mọi điều sẽ trở nên nhỏ bé. Con đường tiến tới ước mơ sẽ trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.

Nghề Y bạc lắm ai ơi!

Bác sĩ vốn mang sứ mệnh là làm phúc chữa bệnh cứu người nhưng chỉ 1 sai sót nhỏ cũng sẽ giết chết tương lai sự nghiệp của một Bác sĩ. Nếu nói nghề nào trong xã hội được trọng dụng và đề cao nhất thì khó có nghề nào qua được nghề Y. Nhưng nếu nói về sự thiệt thòi, hi sinh và không kém phần bạc bẽo thì nghề Y lại chiếm vị trí số một.

Bạn thực hiện 100 ca mổ, trong đó không may 1/100 ca mổ thất bại, thì 99 ca mổ thành công kia cũng không có nghĩa lý gì. Thế mới thấy, nghề Y bạc bẽo và lắm nỗi truân chuyên.

Nói về sự bạc bẽo trong nghề Y, T.S Y Dược Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasterur trầm ngâm: “Khi thấy một tờ báo nói về sự tắc trách hay sai sót trong cứu chữa bệnh của y, bác sĩ thì ngay lập tức mọi người vào “phán xét” về nhân phẩm, tư cách đạo đức của người đó. Nhưng có ai đâu hay, trước sự việc hi hữu đó xảy ra, thì đã có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bệnh nhân khỏi bệnh nhờ họ. Họ đã đứng biết bao ca mổ, xử lý biết bao nhiêu ca cấp cứu nguy hiểm khác. Làm nghề Y, chấp nhận theo nghề Y cũng là cái nghiệp ở đời, được không ai khen và mất thì coi như mất cả. Và coi như cái danh dự có người nhà làm bác sỹ, làm nghề y cao quý cũng mất luôn theo những rèm pha dư luận từ đời này sang đời khác”.

Nỗi vất vả của nghề Y không phải ai cũng thấu

Nỗi vất vả của nghề Y không phải ai cũng thấu

Thật vậy, khi những tại nạn nghề nghiệp xảy ra, người ta chỉ nhìn thấy sự vô trách nhiệm, sự tắc trách, sự kém cỏi trong công tác chuyên môn và tư cách đạo đức của người bác sĩ đã phần nào bị mờ đi, nhòe đi, hay thậm chí là mất hẳn trong tâm trí của người ta. Bằng những bài báo, những câu giật tít tàn nhẫn...

“Con ơi! Đừng mơ làm bác sĩ”

Thông thường với các nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm các công việc chân tay. Nhưng với nghề y là ngoại lệ. Thống kê của tạp chí Medscape ở châu Âu và Mỹ cho thấy tỷ lệ kiệt sức ở các bác sĩ chuyên ngành này đến 52-53%.

Chưa có nhiều khảo sát về tỷ lệ kiệt sức và stress của các thầy thuốc Việt Nam, nhưng chắc chắn tình trạng này cũng có những “nỗi niềm riêng” khi so với các bác sĩ Mỹ nhiều.

“Ở Việt Nam, chỉ riêng việc tuân thủ đầy đủ các thủ tục hành chính đối với thầy thuốc, nhất là trong điều kiện bệnh nhân quá tải đã là một áp lực. Việc cho bệnh nhân hưởng chế độ bảo hiểm, chế độ nghỉ dưỡng sức hay cho một loại thuốc, một biện pháp kỹ thuật đắt tiền đòi hỏi các thủ tục phê duyệt chặt chẽ. Nếu không tuân thủ đúng có thể bị phê bình, thậm chí xuất toán và thầy thuốc phải tự bỏ tiền túi ra đền” một cựu sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pastuer chia sẻ.

“Con ơi! Đừng mơ làm bác sĩ”

“Con ơi! Đừng mơ làm bác sĩ”

Bên cạnh đó, Ngành y là một ngành có tính hội nhập cao. Trong khi nhiều ngành kỹ thuật, công nghệ thế giới đã làm được cả trăm năm qua mà Việt Nam vẫn chưa làm được thì trong ngành y, hầu hết các tiến bộ y học trên thế giới đều được các bác sĩ Việt Nam tiếp cận và triển khai thành công sau chỉ một vài năm. Chỉ cần vài năm không cập nhật kiến thức mới là một bác sĩ đàn anh có thể thua kém các đàn em của mình. Vì vậy, học tập liên tục trở thành một áp lực rất lớn đối với các bác sĩ.

Hiếm có một ngành nghề nào lại khắc nghiệt về giờ làm việc như nghề y. Thông thường một thầy thuốc sau ca trực 24 giờ (tương đương 3 ngày làm việc 8 tiếng) sẽ được nghỉ bù ngày làm việc hôm sau. Tức là trong 2 ngày đó, họ phải đi làm đến 3 ca. Còn nếu họ đi trực vào ngày thứ 7, chủ nhật thì có nghĩa là họ làm dư ra 3 ngày làm việc ngoài giờ, nhưng chỉ được nghỉ bù 1 ngày làm việc.

Có biết bao nhiêu bác sĩ một ngày ngủ không quá 5 giờ đồng hồ. Cơm ăn không đúng giờ, mỗi ngày họ phải đối diện với biết bao nhiêu căng thẳng, khó khăn trong công việc khi đối diện với những ca bệnh khó khăn, căng thẳng.

Vậy đấy, thế mới bảo chẳng có nghề nào bạc bẽo, thiệt thòi mà lắm nỗi truân chuyên như nghề bác sĩ. Cá nhân tôi nghĩ, nghề Y xứng đáng nhận được niềm tin trong xã hội. Những điều tốt đẹp hằng ngày về họ, đang bị lãng quên và mất hút trong cái vòng xoáy của thói quen chỉ trích. Để rồi một ngày, những người thầy thuốc, người bác sĩ mệt mỏi dặn con: “Con ơi!, đừng mơ làm bác sĩ”

Nguồn: caodangyduochanoi.net

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status