Bạn đã biết sự “kỳ diệu” của trực giác y học


  
  
  
     
Lượt xem: 1138 | Đăng bởi: caodangduocthaithinh

Trực giác Y học là khái niệm phổ biến với nhiều bác sĩ hiện nay, trên thực tế linh cảm này mang đến điều kỳ diệu mà chính những người trong cuộc cũng không thể lý giải.

Bạn đã biết sự “kỳ diệu” của trực giác y học

Theo như phân tích, hiện tượng trực giác y học trong nhiều trường hợp có thể cứu sống bệnh nhân và phát hiện ra các phương pháp điều trị y học mới. Dưới đây là một số câu chuyện đã cứu sống bệnh nhân dựa trên những trực giác về y học.

Mọi thứ có thực sự ổn: Câu chuyện này được trích dẫn từ một luận văn, trực giác của cô y tá cho rằng có điều gì không ổn từ bệnh nhân ấy, nội dung chia sẻ về một người đàn ông gặp tai nạn văng ra khỏi chiếc xe của mình, đâm vào lan can bên đường rồi trượt trên mặt đất khoảng 12m, thời điểm xảy ra tai nạn ông không hề đội mũ bảm hiểm, lạ thay người đàn ông ấy được đưa vào bệnh viện trong ting tình trạng vô cùng tỉnh táo, không hề có dấu hiệu bị ảnh hưởng nhiều sau vụ tai nạn. Bệnh viện đã kiểm tra bằng các phương pháp hiện đại và cho ra kết quả bình thường. Tuy vậy, chỉ duy nhất cô y tá cảm thấy trường hợp này thật đặc biệt, sau 10 phút cô quay lại và yêu cầu được khám lại cho ông ấy và thật khó tin lần này cô phát hiện nhịp tim của ông đạp nhanh và xuất hiện vết bầm tím ở phía ngực trước, đường điện tâm đồ trở nên phẳng băng. Rồi một ca phẫu thuật đã nhanh chóng được diễn ra nhằm giảm bớt áp lực đang hình thanh quanh tim của người bệnh, cứu sống bệnh nhân trong thời điểm nguy hiểm.

Bác sĩ chẩn đoán đúng về hai lá phổi: Theo tin tức trên tạp chí y học Oregon Nurse số ra tháng 9/2013, một câu chuyện Y khoa nhanh chóng thu  hút những người trong ngành, với kết quả xét nghiệm ban đầu bệnh viện đưa ra kết quả sức khỏe cô gái bình thường khi đo được nhịp tim của cô ở mức 133 nhịp/phút khi mới đến viện, sau khi được truyền tĩnh mạch, nhịp tim của cô đã ổn định hơn ở mức 108 nhịp/phút. Tuy nhiên, bằng linh cảm y học, một bác sĩ lâm sàng khác cùng tham gia cho rằng có thể nhịp tim cao như vậy là dấu hiệu tiềm tàng của huyết khối trong phổi, mặc dù bệnh nhân không hề có biểu hiện đau tức ngực. Bác sĩ này đã mang trực giác của mình ra để thảo luận, sau đó tiến hành xét nghiệm thêm, các xét nghiệm cho thấy những cục máu đông có ở cả hai lá phổi, theo đúng như dự đoán ban đầu của vị bác này.

Linh cảm lâm sàng đến từ đâu?

Giải pháp đúng lúc: Trên trang web của Trung tâm Tâm linh và Điều trị trực thuộc trường Đại học Minnesota đã chia sẻ câu chuyện của một vị bác sĩ, khi cô chứng kiến tình cảnh bệnh nhân mất máu ào ạt trên bàn mổ, bác sĩ chuyên khoa tim mạch đã thử đủ mọi kiến thức Y học phổ thông giúp cầm máu cho bệnh nhân. Sau đó, cô nghĩ tới một thứ cô chưa từng sử dụng trước đây và cũng chưa bao giờ nghĩ tới : Gelfoam, và trong trường hợp này Gelfoam đã cứu sống bệnh nhân của cô.

Giá trị y học bất ngờ nhờ hỏi thăm bệnh nhân: Trang web của trường Đại học Minnesota có chia sẻ về một câu chuyện khi một bệnh nhân miêu tả về mối quan hệ không hòa hợp với sếp, bác sĩ đã nhận thấy những biểu cảm của anh giống như anh kể về bệnh đau dạ dày. Vị bác sĩ này nghĩ rằng cảm xúc có thể gây ra những triệu chứng thể chất, từ đó đề xuất một lộ trình kép, điều chỉnh cảm xúc và điều trị bệnh, kết quả là cả bệnh nhân và bác sĩ đều hài lòng về kết quả điều trị.

Nhiều giảng viên giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Có thể nói trực giác y học trong nhiều trường hợp mang lại những điều kỳ diệu cho cả bác sĩ và người bệnh, tuy nhiên trực giác y học không phải tự nhiên mà có, nó là sự tích lũy kinh nghiệm cũng như những “chẩn đoán”  ít nhiều mang tính khoa học.

Nguồn: caodangyduochanoi.net

 

Tag: Trực giác y học ; Linh cảm lâm sàng ; Hiện tượng trực giác y học

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status