Bệnh chân tay miệng và những điều không phải ai cũng biết


  
  
  
     
Lượt xem: 1371 | Đăng bởi: phamtrang

Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tĩnh phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Dù là bệnh dịch phổ biến, song những hiểu biết của con người về bệnh chân tay miệng vẫn còn khá hạn chế

Bệnh chân tay miệng lây lan như thế nào?

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh chân tay miệng phổ biến ở nhiều nước trong khu vực châu Á và thường phát thành dịch. Trong những năm gần đây, số ca mắc chân tay miệng ở Việt Nam có xu hướng gia tăng trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9-tháng 12 hàng năm.

Bệnh có tính chất lây lan thông qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp với vật dụng có chứa virus gây bệnh. Nguy cơ lây nhiễm mạnh nhất của bệnh chân tay miệng là trong tuần đầu tiên và cũng có thể kéo dài vài tuần tiếp theo do virus gây bệnh khu trú trong phân.

benh-chan-tay-mieng

Biểu hiện thường thấy của bệnh nhân là đau họng, loét lợi, lưỡi, miệng, sốt, lòng bàn tay, bàn chân và mông, đầu gối có xuất hiện phỏng nước.

Đối tượng dễ mắc chân tay miệng

Đối tượng chủ yếu của bệnh chân tay miệng là trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Theo các chuyên gia thì trẻ càng nhỏ, các triệu chứng của bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, kể cả người trưởng thành (chưa từng bị chân tya miệng) cũng có thể lây nhiễm nếu tiếp xúc với các nguồn có chứa virus gây bệnh chân tay miệng.

Tất nhiên, trẻ nhỏ vẫn là đối tượng chính, nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu hơn người trưởng thành. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai cũng cần đặc biệt lưu ý, tránh xa những yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như không tiếp xúc với người nhiễm bệnh và các vật dụng của người nhiễm bệnh để bảo vệ an toàn của bản thân và thai nhi.

Cho tới nay, vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị triệt để bệnh chân tay miệng. Bệnh nhân thường được được chỉ định dùng thuốc điều trị các triệu chứng như giảm đau, hạ sốt, được khuyến khích uống nhiều nước và vệ sinh kịp thời để giảm nguy cơ lây nhiễm.

benh-chan-tay-mieng

Phòng bệnh chân tay miệng thế nào?

Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, để phòng chống bệnh chân tay miệng và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ em, mọi người cần rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy với xà phòng diệt khuẩn, nhất là trước khi nấu ăn, cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, thay tã, làm vệ sinh cho trẻ và trường khi ẵm trẻ.

Cần đảm bảo thức ăn của trẻ sạch sẽ, ăn chín uống sôi, cân đối lượng dưỡng chất, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ bốc thức ăn, sử dụng chung vật dụng với trẻ khác và không cho trẻ mút tay.

Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời, đề phòng xảy ra biến chứng nguy hiểm./.

Tag: Phòng bệnh chân tay miệng ; Đối tượng dễ mắc chân tay miệng ; Bệnh chân tay miệng lây lan như thế nào

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status