8x, 9x chỉ tiêu 2 triệu đồng/ tháng nhưng sinh viên thời nay cần bao nhiêu tiền mới đủ?


  
  
  
     
Lượt xem: 3256 | Đăng bởi: hangmin

Nhiều người vẫn nghĩ sinh viên chỉ cần có khoảng 2-3 triệu đồng trong ví thì có thể rủng rỉnh tiêu xài cả tháng nhưng thực tế đã chứng minh, dù tiết kiệm cách mấy họ cũng “ngốn” ít nhất từ 4-5 triệu đồng/tháng.

8x, 9x chỉ tiêu 2 triệu đồng/ tháng nhưng sinh viên thời nay cần bao nhiêu tiền mới đủ?

8x, 9x chỉ tiêu 2 triệu đồng/ tháng nhưng sinh viên thời nay cần bao nhiêu tiền mới đủ?

Từ trước đến nay, những câu chuyện được các bà nội trợ chia sẻ về bảng thống kê chi tiêu của gia đình, chuyên vợ chồng lương tháng 15 triệu vẫn tiết kiệm mua nhà 3 tỷ hay sau 5 năm, người lương tháng 10 triệu đã tiết kiệm được khoản tiền lớn… luôn là chủ đề gây tranh cãi nảy lửa.

Ai cũng biết, mức sống chung của mọi người giờ đây đang ngày càng được nâng cao. Việc chi tiêu làm sao cho hợp lý, tiết kiệm vì thế cũng khó khăn hơn. Sinh viên đa số đều chưa làm ra tiền hoặc kiếm được rất ít đã trở thành một trong những đối tượng mệt mỏi bậc nhất vì vấn đề chi tiêu.

8x, 9x chỉ tiêu 2 triệu đồng/ tháng nhưng sinh viên thời nay cần bao nhiêu tiền mới đủ?

Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao, nhiều người giật mình về một bức ảnh chụp bảng thống kê chi tiêu hàng tháng của một bạn nữ. Theo đó, tổng số tiền tiêu xài 1 tháng của cô bạn là hơn 4 triệu đồng bao gồm: Tiền thuê nhà 1 triệu đồng, xăng xe 250k, đi chợ mưa đồ ăn 1,2 triệu đồng, sinh nhật 150k, điện nước 150k, tiền gas 320k, tiêu vặt 300k…

Nhìn vào bảng liệt kê này, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi thấy các khoản chi tiêu hầu như đều rất hợp lý và khó có thể bớt đi khoản nào.

Bảng thống kê chi tiêu hàng tháng của sinh viên khiến dân mạng tranh cãi

Bảng thống kê chi tiêu hàng tháng của sinh viên khiến dân mạng tranh cãi

Trước đó, dân mạng cũng từng xôn xao vì bức ảnh chụp thống kê chi tiêu của một bạn sinh viên khác với tổng số tiền lên tới gần 5 triệu đồng/ tháng. Cụ thể, theo sinh viên này, mỗi tháng tiền nhà trọ đã hết 1,5 triệu đồng, tiêu vặt 1 triệu, ăn uống từ 1,5 đến 2 triệu… Nickname này khẳng định, mức chi tiêu 2,8 đến 3 triệu đã là chuyện xưa lắm rồi và gần như không thể xảy ra trong bối cảnh bão giá hiện tại.

Chi tiêu tăng nhưng mức sống vẫn bình dân như xưa?

Theo dõi bảng chi tiêu của một số bạn sinh viên, dân mạng nổ ra cuộc tranh cãi gay gắt. Trong khi nhiều người đồng tình cho rằng, sinh viên giờ đây tiêu tiết kiệm cũng phải hết 4-5 triệu/ tháng thì nhiều người lại bóc mẽ các khoản tiêu xài kể trên vẫn có thể tiết kiệm hơn nữa.

“Bạn nữ ở một mình mà tiền nhà hết 1 triệu là đắt, có thể ở ghép để tiết kiệm, chỉ hết khoảng 800k/ tháng, tiền gas ở một minh mà tháng hết 320k là không tin nổi, 1 bình gas nếu ở riêng có khi phải 5 - 6 tháng mới hết, xăng xe 250k, thay dầu 85k là không hợp lý vì sinh viên có thể đi xe buýt để tiết kiệm tiền”, một ý kiến bình luận trên trang tin tức giáo dục.

Bảng thống kê chi tiêu 5 triệu đồng/ tháng của 1 bạn sinh viên khiến nhiều người ngạc nhiên.

Bảng thống kê chi tiêu 5 triệu đồng/ tháng của 1 bạn sinh viên khiến nhiều người ngạc nhiên.

Bác bỏ ý kiến phản đối, nhiều bạn sinh viên để lại bình luận bênh vực và chia sẻ cụ thể về chi tiêu hàng tháng của họ. Theo đó, số tiền tổng chi tiêu không thể nhỏ hơn con số 4 triệu đồng. Dù mức tiền đã tăng cao so với thế hệ 8x, 9x đời đầu nhưng với khoản tiền tối thiểu này, cuộc sống sinh viên vẫn còn phải chịu rất nhiều khó khăn và không hề thoải mái, dễ chiu như nhiều người vẫn nghĩ.

“Mình không ở trọ ở ngoài mà ở trong KTX nên cũng giảm khá nhiều tiền tiêu hàng tháng. Tuy nhiên, hiện nay ở các thành phố lớn chi tiêu gì cũng đắt đỏ nên tiền ăn, tiền mua đồ dùng hàng tháng cũng tốn khá nhiều”, Mai Quỳnh – sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.

Những ai đã, đang và sẽ là sinh viên chắc chắc sẽ thấu hiểu hết cảnh sống xa nhà thiếu thốn đủ thứ. Tuy nhiên, một tân sinh viên thông minh sống có nề nếp và biết cách chi tiêu sẽ có cuộc sống khác biệt, không phải chịu cảnh nợ nần phụ thuộc vào người khác. Nếu tiết kiệm được một khoản kinh phí nào đó thì bạn sẽ có cơ hội đầu tư nhiều hơn vào sở thích của mình. Ví dụ như đăng kí một lớp học ngoại khóa hay thi thoảng đi du lịch khám phá, trải nghiệm cùng bạn bè.

Nguồn: caodangyduochanoi.net

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status