Một năm 2 lần tổ chức thi THPT Quốc gia liệu có đỡ căng thẳng?


  
  
  
     
Lượt xem: 3296 | Đăng bởi: hangmin

Sau những “bê bối” của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, nhiều ý kiến cho rằng nên tổ chức 1 năm 2 lần kỳ thi THPT Quốc gia để giảm bớt căng thẳng.

Một năm 2 lần tổ chức thi THPT Quốc gia liệu có đỡ căng thẳng?

Một năm 2 lần tổ chức thi THPT Quốc gia liệu có đỡ căng thẳng?

Bắt đầu từ năm 2015, hai kì thi riêng biệt là thi tốt nghiệp THPT và thi đại học đã được Bộ Giáo dục gộp lại làm một và đặt tên là “Kỳ thi THPT Quốc gia”. Đến nay đã được 4 năm thực hiện, một chặng đường chưa hẳn là dài và sự cải cách với kì thi này luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Đặc biệt bắt đầu từ năm 2017, trừ môn Văn, các môn thi khác được chuyển sang hình thức trắc nghiệm khách quan và xuất hiện 2 bài thi tổ hợp Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên. Đến kỳ thi THPT Quốc gia 2018 vừa kết thúc mới đây, dư luận lại dấy lên câu hỏi: Liệu có còn nên duy trì kì thi “2 trong 1” này?

Không thế phủ nhận những kết quả tích cực mà kì thi này đã đạt được. Với những kì thi đại học riêng rẽ lúc trước, các thí sinh phải thi tại các trường đại học mà họ đăng ký nên phải khăn gói cùng phụ huynh lên tìm nhà trọ 1 – 2 ngày trước ngày thi, tốn rất nhiều phí đi lại cũng như sinh hoạt, nhất là với các bạn vùng sâu vùng xa. Nhưng nay thì các thí sinh được thi tại chính nơi mình ở, vừa tiết kiệm, thuận tiện vừa tạo được tâm lý thoải mái trước khi thi.

Một năm 2 lần tổ chức thi THPT Quốc gia liệu có đỡ căng thẳng?

Tại Hội nghị Góp ý kiến về dự thảo luật giáo dục sửa đổi và Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học do Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng diễn ra vào sáng ngày 21/8, PGS-TS Bùi Xuân Hải, Phó hiệu trưởng ĐH Luật TPHCM nêu quan điểm phải duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia “bởi kỳ thi đạt được 2 mục tiêu là xét tốt nghiệp và làm cơ sở để các trường xét tuyển đại học”.

Thực tế cũng có nhiều quan điểm cho rằng, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đã đạt đến 97 – 98 % thì không nên tổ chức thi tốt nghiệp THPT nữa. Tuy nhiên, ông Hải khẳng định: “Đã học là phải thi”.

Kỳ thi "2 trong 1" liệu có còn phù hợp?

Kỳ thi "2 trong 1" liệu có còn phù hợp?

Về quan điểm cho rằng, nên giao kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia cho các trường đại học tổ chức, ông Hải nêu quan điểm: “Với bối cảnh hiện nay, nếu giao kỳ thi cho các trường đại học, tôi tin sẽ còn điều tiếng ghê gớm hơn những gì chúng vừa mới chứng kiến ở Hòa Bình, Lạng Sơn. Mấy trăm trường đại học, các ông ấy tự ra đề, tự tổ chức thi, tự chấm thi thì không thể biết được độ tin cậy đến mức nào”.

Để giảm bớt gánh nặng cho kỳ thi THPT Quốc gia, ông Hải cũng nên ý kiến “Tại sao chúng ta không tổ chức 2 lần thi trong một năm. Chúng ta cho phép tuyển sinh đại học nhiều đợt trong năm nhưng tại sao không cho phép 2 kỳ thi trong một năm”

Cùng quan điểm giữ lại kỳ thi THPT Quốc gia, bà Phan Thị Thu Hà, thành viên UBVHGDTTN&NĐ cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa có xảy ra nhiều sai sót không mong muốn nhưng đó là… “tai nạn”. “Chúng ta cần duy trì kỳ thi nhưng tính toán lại, sai chỗ nào xử chỗ đó chứ không nên bỏ ngang kỳ thi”, bà Hà nói đồng thời đề xuất kỳ thi THPT quốc gia nên phân loại như năm 2015.

Tức là việc coi thi, chấm thi được tổ chức theo cụm. Bộ GD-ĐT công bố các cụm thi và giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức coi thi, chấm thi cho các trường đại học đủ năng lực.

Kỳ thi THPT Quốc gia cần thay đổi như thế nào?

Kỳ thi THPT Quốc gia cần thay đổi như thế nào?

Trong khi đó, một số ý kiến khác lại cho rằng nếu chỉ dựa vào kỳ thi THPT để chọn sinh viên vào Đại học, Cao đẳng thì chưa chuẩn. “Theo khảo sát của chúng tôi, những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên năm thứ nhất bỏ học rất cao. Có trường tỷ lệ bỏ học lên đến 70%. Việc giữ hay bỏ kỳ thi, chúng ta cần phải có đánh giá và khảo sát cụ thể chứ một vài hiện tượng không thể nói lên vấn đề”, ông Hoàng Đức Thắng - Trưởng phòng Đào tạo Cao đẳng Dược, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur bày tỏ.

Sự thay đổi lớn trong đề thi cũng như cách thức tổ chức thi THPT Quốc gia cho thấy phải chăng Bộ Giáo dục đang lúng túng khi ôm 2 kết quả vào trong 1 kỳ thi? Ngay từ khi gộp 2 kỳ thi vào 1, nhiều chuyên gia cũng đã phản đối và yêu cầu trả lại 2 kỳ thi riêng biệt. Nhìn vào quá trình thực hiện, có vẻ qua 4 năm, Bộ cũng đã dần khắc phục những yếu điểm trong kỳ thi chung này. Việc tiếp tục giữ hay bỏ vẫn luôn là vấn đề dư luận bàn tán.

Tổng thế mà nói, thì cần một khoảng thời gian dài hơn để biết được liệu kỳ thi “2 trong 1” này có phải là giải pháp tối ưu hay không, nên giữ nguyên hay thay đổi. Hi vọng Bộ Giáo dục sẽ nỗ lực hơn trong việc xây dựng một đề thi phù hợp với mục tiêu đã đề ra cũng như khả năng của các thí sinh.

Nguồn: caodangyduochanoi.net - Tổng hợp

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status