Thủ khoa khối B chia sẻ bí quyết học “nước rút” để đạt điểm cao


  
  
  
     
Lượt xem: 1891 | Đăng bởi: hangmin

Lê Hữu Hiếu thủ khoa khối B năm 2017 với 3 điểm 10 ở môn Toán, Hóa học và Sinh học chia sẻ bí quyết đạt điểm cao cho kỳ thi THPT Quốc gia năm nay.

Thủ khoa khối B chia sẻ bí quyết học “nước rút” để đạt điểm cao

Thủ khoa khối B chia sẻ bí quyết học “nước rút” để đạt điểm cao

Thủ khoa khối B chia sẻ bí quyết học “nước rút” để đạt điểm cao

Chia sẻ với ban tư vấn Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Lê Hữu Hiếu chia sẻ, em bắt đầu chuyển hướng ôn thi khối B từ giữa năm lớp 11. Ngoài giờ học ở trường, học thêm với thầy cô, Hiếu dành 4 tiếng mỗi tối để ôn bài, luyện đề.

Hiếu chia sẻ, em xác định tự học là chính nên thường tìm kiếm tài liệu trên mạng. Hoàn cảnh gia đình không mấy dư dả để Lê Hữu Hiếu theo học các lớp luyện thi. May mắn, em nhận được sự giúp đỡ tận tình từ giáo viên trong trường. Thầy cô thường xuyên cung cấp tài liệu, sẵn sàng giải đáp thắc mắc khi cậu học trò gặp phải bài tập quá khó.

Hiện tại, Hiếu đang là sinh viên năm nhất ngành Bác sĩ đa khoa của Trường Đại học Y Dược TP.HCM. Sau gần một năm học ở mái trường đại học, Hiếu cho rằng em đã dần quen với môi trường và cách học ở trên đại học: “Việc học ở trường hiện tại có một chút khác với suy nghĩ của em trước khi bước vào giảng đường đại học” - Hiếu chia sẻ.

Cùng ý kiến với Hiếu, Tuấn Anh – sinh viên năm nhất Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳnng Y Dược Pasteur cho rằng, việc học ở Đại học, Cao đẳng khác rất nhiều so với ở trường phổ thông, đặc biệt là với sinh viên Y Dược, chúng em phải chủ động hơn. Mỗi người cần phát huy tối đa khả năng tư duy, suy nghĩ độc lập , tổng hợp kiến thức để vận dụng và tương tác với các bạn trong nhóm một cách có hiệu quả.

Nên luyện 1 đề/môn/ngày, chú ý lý thuyết

Nên luyện 1 đề/môn/ngày, chú ý lý thuyết

Nên luyện 1 đề/môn/ngày, chú ý lý thuyết

Lê Hữu Hiếu cho rằng, vì thời gian diễn ra kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 không còn nhiều nên ở lúc này, các em lớp 12 cần làm các đề thi thử của các sở giáo dục, các trường THPT trên cả nước (mỗi ngày nên làm khoảng 1 đề/môn) để được va chạm, có thêm kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng làm đề.

Các em cần phân phối thời gian một cách hợp lý và sau mỗi đề làm được xem lại có dạng bài nào mới, bài khó chưa làm được thì mình ghi chú lại để suy nghĩ, có thể hỏi thầy cô và bạn bè xung quanh. Ngoài ra, Hiếu cho rằng, những câu nào trong khả năng kiến thức của mình nhưng làm sai thì phải lưu ý tránh sai sót lần sau, những dạng kiến thức mà mình còn yếu thì dành thời gian để ôn tập bổ sung lại.

“Một phương châm mà em rất tâm đắc khi làm đề thi thử của thầy chủ nhiệm ngày cấp 3 của em đó là: “thử mà như thật, thật mà như thử”. Vậy nên, khi làm đề cần làm đúng và đủ thời gian, tập trung tối đa, rèn luyện cho mình tâm lý và thói quen tốt. Làm được bao nhiêu đề không quan trọng bằng việc mình rút ra được điều gì bổ ích gì sau khi làm đề đó”- Hiếu nhận mạnh.

Đặc biệt, ở các môn Khối B, Hiếu cho rằng, ngoài phần bài tập, phần lý thuyết rất quan trọng và chiếm tỉ lệ cao trong cấu trúc đề thi nên phải thật chú ý, dành thời gian để ôn tập, hệ thống lại các kiến thức lý thuyết cơ bản trong sách giáo khoa, người ra đề có thể sử dụng những kiến thức cơ bản đó để tạo nên một câu hỏi dễ đánh lừa nhiều người “Tốc độ quan trọng nhưng cũng phải thật cẩn thận trong khi làm đề, tránh chủ quan mất điểm đáng tiếc ở những câu dễ” - Hiếu nói.

Nguồn: caodangyduochanoi.net - Tổng hợp

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status