Điểm cao không vào Đại học - lựa chọn học nghề vì dễ có việc làm


  
  
  
     
Lượt xem: 3153 | Đăng bởi: dinhvancuong

Kỳ xét tuyển Đại học năm nay chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, hàng trăm ngàn sinh viên trúng tuyển Đại học với lần xét tuyển nguyện vọng đầu tiên nhưng không thực hiện nhập học. Đơn giản vì bài toán giải quyết vấn nạn cử nhân thất nghiệp vẫn chưa được cởi nút. 

Điểm cao không vào Đại học -  lựa chọn học nghề vì dễ có việc làm 

Điểm cao không vào Đại học vẫn lựa chọn học nghề dễ có việc làm 

Trên thực tế nhiều nhà tri thức cũng như giảng viên đào tạo cũng chưa thể đưa ra được lời lý giải thích đáng cho việc hơn 120.000 thí sinh trúng tuyển nguyện vọng Đại học nhưng không thực hiện nhập học. Mà muốn lựa chọn học nghề hoặc lựa chọn cơ hội xét tuyển vào những ngành phù hợp với bản thân. Đây là một trong những điều chưa từng có tiền lệ trong các kỳ thi cũng như xét tuyển trước đó. 

Với cách lý giải của Bộ thì cho rằng thí sinh và phụ huynh đã dần được định hướng cũng như nhận thấy một thực trạng đào tạo giáo dục Đại học ở nước ta. Phần nữa là vì hình thức xét tuyển năm nay có quá nhiều nguyện vọng khiến thí sinh cần phải cân nhắc và nhiều thí sinh cũng không muốn nhập học. 

Ở phía chiều ngược lại khi mà các trường đại học ngay cả các trường Đại học học top cũng phải thực hiện tuyển sinh bổ sung để lấp vào chỗ trống những sinh viên trúng tuyển nhưng không làm thủ tục nhập học. Thì đối với các trường Cao đẳng đào tạo nghề cụ thể xu hướng thí sinh chọn lựa nghề mặc dù với điểm thi thpt quốc gia rất cao. 

Theo đại diện một trường đào tạo nghề điện tại Hà Nội tỉ lệ học sinh 22 - 23 điểm nhập học học cao đẳng điện rất phổ biến:

Đây là thời điểm các em đã thấm hiệu ứng việc làm. Quanh mình, số người học đại học thất nghiệp quá nhiều trong khi những người học trường nghề thường nhanh chóng có việc làm nên ai cũng thấm việc chọn trường ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp” vị đại diện trường này chia sẻ.

Cũng nằm trong những nhóm ngành nghề có cơ hội việc làm cao và tỉ lệ thất nghiệp rất thấp, nhiều sinh viên cũng lựa chọn các nhóm ngành đào tạo như hệ Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng...Với lợi thế đào tạo ngắn thời gian, hơn nữa bằng cấp cũng không khác nhiều so với Đại học. Hoặc nhiều em có ý định học xong sau đó sẽ liên thông lên Đại học dựa trên hoàn cảnh kinh tế gia đình. Đây chứng tỏ thí sinh và phụ huynh ngày nay đã có sự tính toán kĩ lưỡng trước khi chọn lựa nghề nghiệp cho con em họ. 

Cũng lý giải về việc thí sinh điểm cao vẫn không nhất quyết vào Đại học mà theo học nghề, theo ông Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH) - bàn về chuyện nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn chọn trường nghề. Theo ông Sâm, kết quả này tích luỹ cả quá trình trước đó. “Thực tiễn vẫn là cái điều tiết người học và phụ huynh. Bây giờ học sinh chọn học ngành gì luôn nghĩ đến việc có việc làm, ổn định. Bên cạnh đó, họ cũng căn cứ vào khả năng và điều kiện thị trường việc làm. Thực tế cho thấy phân khúc cao đẳng, trung cấp nhu cầu tuyển dụng lớn, cơ hộ giải quyết việc làm cho số này nhiều hơn” - ông Sâm nói.

Ông Sâm viện dẫn, thực tế hiện nay cho thấy, người học quan tâm đến việc học để có việc làm và nhà trường có trách nhiệm giới thiệu sinh viên tiếp cận đến việc làm hơn. Do đó chuyển hoá nhận thức ở chỗ họ sẽ học cao hơn khi thực tế công việc đòi hỏi, ví dụ cần thêm kỹ năng quản lý mới học liên thông cao hơn để đáp ứng thực tiễn giải quyết công việc. Sự chuyển hoá này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển sự chuyển hoá diễn ra đã rất lâu.

Cũng theo bà Nông Thị Tiến - Tiến sĩ Y dược - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho rằng: "Trong thời buổi này các trường nào có đầu ra tốt và tạo được công ăn việc làm cũng như giới thiệu và đảm bảo cho họ về tương lai ra trường chắc chắn họ sẽ nhập học chứ không phải là cứ ở trình độ cao hơn là họ sẽ theo học. Quy luật của thị trường sẽ là đúng nhất đối với các trường đào tạo và nếu trường nào không bắt kịp thì sẽ loại ra khỏi cuộc chơi"

Xem thêm: Chi 1.300 tỷ đồng đưa cử nhân và thạc sỹ thất nghiệp đi xuất khẩu lao động

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status