Hướng dẫn sơ cứu trẻ nhỏ khỏi 5 tai nạn phổ biến nhất


  
  
  
     
Lượt xem: 2381 | Đăng bởi: hoangthu

Cha mẹ xin hãy nắm vững kiến thức sơ cứu trẻ nhỏ khỏi 5 tai nạn phổ biến sau, vì những tình huống xấu có thể xảy ra với con bạn bất cứ lúc nào, để lại hậu quả nặng nề do sự lúng túng của cha mẹ!

Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị bỏng

Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị bỏng

Hướng dẫn sơ cứu trẻ nhỏ khỏi tai nạn bỏng

- Bước 1: Khi trẻ bị bỏng, cha mẹ cần nhanh chóng làm mát vết bỏng với nước sạch trong khoảng 15-20 phút. Lưu ý không dùng nước lạnh, nước đá để chườm lên vùng da bị thương.

- Bước 2: Cắt bỏ toàn bộ phần quần áo gần khu vực vết bỏng để tránh quần áo che phủ lên vết thương. Sau đó tiếp tục dội nước mát lên vùng da bị bỏng. Cha mẹ chỉ nên cắt bỏ quần áo nhẹ nhàng, không cởi bỏ để tránh gây lột da vùng bỏng, không lột qua đầu có thể khiến trẻ bị bỏng ở mặt.

- Bước 3: Dùng băng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch để che phủ vùng bỏng. Trường hợp trẻ bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, cha mẹ cần ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán và xử lý kịp thời.

Hướng dẫn sơ cứu trẻ nhỏ bị hóc

Các chuyên gia đến từ Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn sơ cứu khi trẻ bị hóc như sau:

- Bước 1: Vỗ lưng trẻ: 

Đặt bé nằm sấp trên cánh tay người lớn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực, cánh tay thả lỏng tựa vào chân bạn. Cha mẹ đỡ đầu của trẻ trong lòng bàn tay. Sau đó dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng (vùng giữa hai xương bả vai của trẻ). Kiểm tra miệng bế xem có dị vật nào không và lấy ra. Trường hợp bước 1vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang bước 2.

- Bước 2: Ấn ngực

Cha mẹ đặt bé nằm trên đùi, đầu thấp hơn thân. Đặt 3 ngón tay phải ở giữa ngực bé, ngón tay giữa ở ngay giữa ngực bé, sau đó nâng ngón tay giữa và chỉ sử dụng các ngón tay còn lại để đẩy lên 5 lần, thật chắc.

- Bước 3: Kiểm tra và loại bỏ dị vật khỏi miệng bé

Trường hợp bé vẫn còn bị hóc dị vật và chưa thở được, phụ huynh tiếp tục hiện vỗ lưng, ấn ngực cho tới khi xe cấp cứu tới.

Hướng dẫn sơ cứu trẻ nhỏ bị hóc

Hướng dẫn sơ cứu trẻ nhỏ bị hóc

Hướng dẫn sơ cứu trẻ nhỏ bị ngã

Ngã có thể gây ra nhiều chứng bệnh y học phổ thông nguy hiểm. Nếu trẻ bị ngã bất tỉnh, cha mẹ cần lập tức quấn chăn cho bé để giảm sốc, sau đó gọi cấp cứu. Có thể đặt bé nằm ở tư thế hồi phục nếu không có dấu hiệu gẫy xương hay chấn thương ở đầu cổ. Cần lưu ý các dấu hiệu bất thường của vết thương như rạn nứt sọ, hai con ngươi không đồng đều, máu chảy từ tai hoặc mũi.... có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Trường hợp nghi ngờ bé bị gãy xương, hãy giữ nguyên vị trí cho đến khi xe cấp cấp đến. Cần theo dõi trẻ trong ít nhất 48 tiếng sau khi tai nạn và gọi bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Hướng dẫn sơ cứu trẻ nhỏ bị điện giật

Đầu tiên, cha mẹ cần nhanh chóng cắt ngay nguồn điện hoặc tìm cách lấy nguồn điện ra khỏi người của bé bằng các vật liệu cách điện khô, không dẫn điện như: nhựa, gỗ, vải khô...

Dược sĩ Dương Trường Giang – Giảng viên Cao đẳng Dược hướng dẫn sơ cứu khi trẻ bị điện giật như sau: Kiểm tra hơi thở của trẻ, giữ cơ thể trẻ trong tư thế nằm nghiêng, co một đầu gối lên, hạ đầu xuống để trẻ không nuốt phải nước dãi chảy ra. Với trẻ sơ sinh  cha mẹ cần bế trong tay, đỡ đầu và hướng mặt bé xuống để tránh bị nghẹn, giúp bé dễ thở và không bị nghẹn.

Trường hợp trẻ bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập sau đó tiến hành cấp cứu thổi ngạt, ấn tim để tránh dòng điện còn có thể đi qua tim phổi gây ngừng tim. Sau khi tiến hành hà hơi thổi ngạt – ép tim ngoài lồng ngực, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị điện giật

Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị điện giật

Hướng dẫn sơ cứu trẻ nhỏ bị ngộ độc thực phẩm

Điều đầu tiên người lớn nên làm để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể là kích thích để trẻ nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài bằng cách pha một cốc nước muối loãng rồi cho trẻ uống, dùng tay đặt vào lưỡi để ép cơ thể nôn ra càng nhiều càng tốt. Sau khi trẻ nôn đã nôn sạch thức ăn ra dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ. Dùng miệng hút mũi trẻ khi trẻ nôn để tránh bé bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

Cuối cùng, cha mẹ cần bổ sung oresol cho bé do quá trình nôn mửa nhiều khiến trẻ mất nước và rối loạn chất điện giải, cơ thể mệt mỏi, Vì vậy cha mẹ cần bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải để bé có thể phục hồi nhanh nhất, không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những tai nạn thường gặp trong cuộc sống có thể là mối nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng của trẻ nếu không được sơ cứu kịp thời. Những kiến thức sơ cứu trẻ khỏi các tai nạn thường gặp trên là cẩm nang cần thiết cha mẹ cần nắm vững để bảo vệ tính mạng của con cái mình!

Nguồn: Caodangyduochanoi.net

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status