Loại ba bản thảo sách giáo khoa Công nghệ giáo dục lớp 1


  
  
  
     
Lượt xem: 847 | Đăng bởi: dangnam

Hội đồng thẩm định sách giáo khoa ngày 12/9 cho biết, ba bản thảo sách giáo khoa Công nghệ giáo dục lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại gồm: Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, Toán Công nghệ giáo dục và Đạo đức Công nghệ giáo dục, bị trượt vòng thẩm định đầu tiên.

Loại ba bản thảo sách giáo khoa Công nghệ giáo dục lớp 1

Loại bản thảo sách giáo khoa công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại

Theo lý giải của Hội đồng thẩm định, các bản thảo trên không đáp ứng đầy đủ 13 tiêu chí của sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có những tiêu chí như: điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa, nội dung, phương pháp giáo dục vượt quá quy định trong chương trình lớp 1, đánh giá kết quả giáo dục, cấu trúc, ngôn ngữ sử dụng, hình thức trình bày... Qua theo dõi về diễn biến vụ việc, PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhận định, bộ sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đã trải qua cả một quá trình thăng trầm, lên xuống khá li kỳ.

Về nguyên nhân các bản thảo không vượt qua được vòng thẩm định đầu tiên do không đáp ứng được các tiêu chí đánh giá theo quy định của Bộ GD-ĐT, vị PGS cho biết, có nhiều đánh giá chưa thuyết phục. Nêu ví dụ về đánh giá sách giáo khoa Công nghệ có nhiều nội dung vượt quá chương trình, tức là nâng cao hơn so với trình khung của Bộ GD-ĐT, đánh giá này cần phải được cân nhắc dựa trên phản ứng thực tế chứ không chỉ dựa trên tiêu chí.

Thực tế, chương trình khung của Bộ GD-ĐT chỉ là quy định ở mức tối thiểu, còn với khả năng nhận thức và khả năng tiếp thu của học sinh hiện tại, học sinh hoàn toàn có thể tiếp thu được với một chương trình nâng cao hơn so với chương trình khung đưa ra. Theo nhiều tin tức từ chuyên gia cho biết, nếu những học sinh đang theo học chương trình bộ sách giáo khoa Công nghệ này mà vẫn tiếp thu được, phụ huynh đánh giá tốt, ủng hộ thì Hội đồng thẩm định cũng cần cân nhắc, đưa ra những cải tiến, thay đổi theo hướng tiếp tục sử dụng bộ sách một cách hiệu quả hơn.

Về phía phản ứng của GS Hồ Ngọc Đại, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, việc GS Hồ Ngọc Đại bảo lưu quan điểm, không hạ thấp nội dung chương trình cũng là lý do chính đáng. Bởi đây là bộ sách đã được ứng dụng hơn 40 năm và đã có một số lượng học sinh rất lớn đã tiếp cận và học theo chương trình này, do đó, Hội đồng thẩm định khi đánh giá cũng phải xem xét dựa trên khả năng tiếp thu của những học sinh này. Tuy nhiên, trong quan điểm của Hội đồng thẩm định cũng có đưa ra nhận định về hình thức trình bày chưa phù hợp, có nhiều nội dung, chi tiết cần sửa, bỏ... Đây cũng là những ý kiến cần quan tâm.

Trước đó, đánh giá riêng bản thảo Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, GS Mai Ngọc Chừ, Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt, cho rằng bản thảo của GS Hồ Ngọc Đại chỉ đáp ứng tiêu chí về điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa. Nếu tính chi tiết từng tiêu chí, bản thảo có tới 300 nội dung, chi tiết cần sửa, bỏ.

Hội đồng thẩm định đặt ra nguyên tắc số 1 là bản thảo phải viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới, toàn diện, gồm nhiều vấn đề, như: ngữ điệu mới, lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trường chứ không phải chỉ học vần, viết chữ. Tuy nhiên, theo GS Chừ, Tiếng Việt Công nghệ giáo dục không thay đổi gì so với cuốn sách đang được hơn 931.000 học sinh sử dụng. GS Đại giữ nguyên ba tập sách, bổ sung một cuốn tự học.

Một số nội dung của Tiếng Việt Công nghệ giáo dục vượt quá quy định trong chương trình lớp 1. Ví dụ, học sinh lớp 1 phải học những cụm từ, thành ngữ, như: thế chẻ tre, dĩ hòa vi quý, dĩ ân báo oán, hay con cà con kê. Học sinh phải tiếp cận với kiến thức ngôn ngữ học, như: khái niệm âm đệm, nguyên âm đôi. Theo Hội đồng thẩm định, kiến thức này là quá sức với học sinh lớp 1, trong khi nguyên tắc của chương trình mới là giảm tải nội dung khó, nâng cao.

Nguồn: www.caodangyduochanoi.net

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status