Nguyên nhân và những dấu hiệu thường gặp của bệnh bạch tạng


  
  
  
     
Lượt xem: 1780 | Đăng bởi: hangmin

Bạch tạng được xem là một trong những căn bệnh có tính di truyền từ đời này sang đời khác. Căn bệnh này không những gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà còn ảnh hưởng về mặt tâm lý của mọi người.

Nguyên nhân và những dấu hiệu thường gặp của bệnh bạch tạng

Nguyên nhân và những dấu hiệu thường gặp của bệnh bạch tạng

Bệnh bạch tạng là gì?

Theo những tin tức trên trang y học phổ thông cho biết, bệnh bạch tạng là một trong những chứng bệnh mang tính chất bẩm sinh do quá trình rối loạn quá trình sinh tổng hợp lượng sắc tố Melanin, vì vậy làm cho tóc, mắt và da của người bệnh có màu nhạt. Đặc biệt hơn da của người bạch tạng dễ mắc phải bệnh ung thư da, bỏng nắng. Những người mắc phải bệnh bạch tạng còn bị ảnh hưởng đến thị giác như sợ ánh sáng, giảm thị lực hay có thể bị rối loạn thị giác.

Bệnh bạch tạng hiện nay xuất hiện khá phổ biến ở hầu hết các nước trên Thế giới. Theo thống kê chung tỷ lệ mắc phải bệnh bạch tạng tính chung trên Thế giới là 1:20.000, bệnh xuất hiện nhiều ở Châu Phi với tỷ lệ: 1:10.000.

Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch tạng?

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến bệnh bạch tạng là do bị đột biến gen. Theo những nghiên cứu cho thất mỗi gen sẽ có vai trò điều kiển sự tổng hợp để hình thành nên chuỗi protein liên quan đến quá trình sản xuất, tổng hợp sắc tố melanin. Đồng thời, melanin được sản xuất từ những tế bào gọi là melanocytes có trong mắt và da của mỗi người. Bởi vậy, khi có những đột biến sẽ mất hoàn toàn hay suy giảm lượng melanin.

Một số dạng bạch tạng, đôi khi người bệnh được di truyển từ cả 2 gen đột biến từ cả bố và mẹ (di truyền tính trạng lặn).

Một số dấu hiệu cơ bản nhận biết bệnh bạch tạng

Một số dấu hiệu cơ bản nhận biết bệnh bạch tạng

Một số dấu hiệu cơ bản nhận biết bệnh bạch tạng

Theo như lời chia sẻ của các Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết cụ thể hơn những dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết được bệnh bạch tạng:

Dấu hiệu trên da: đa phần những người mắc bệnh bạch tạng thường có làn da hồng và màu tóc trắng. Một số trường hợp mắc bệnh bạch tạng vẫn có màu da từ trắng đến nâu. Sắc tố da ở người bệnh bạch tạng có mùa nhạt hơn so với những người bình thường.

Người mắc bệnh bạch tặng có hàm lượng sắc tố melanin tăng lên theo thời gian từ khi nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Những dấu hiệu dễ nhận thấy trên da của người bệnh như:

  • Có những đốm tàn nhang;
  • Sạm da do lượng sắc tố melenin tăng lên;
  • Xuất hiện nhiều nốt ruồi, nốt ruồi nâu đen và nốt ruồi đỏ hồng;
  • Da dễ bị rám nắng

Màu mắt: màu mắt người bệnh bạch tạng thường có màu từ xanh đến nâu, ngoài ra có thể thay đổi theo từng độ tuổi. Đặc biệt, tình trạng thiếu sắc tố sẽ khiến mắt bị mờ dần, vì vậy khiến mắt người bệnh trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Dấu hiệu nhận biết ở tóc: màu tóc của người mắc phải bệnh bạch tạng sẽ có màu từ trắng cho đến nâu. Khi ở độ tuổi trường thành màu sắc tóc có thể sẽ sẫm dần.

Dấu hiệu về nhận biết tầm nhìn: những dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết bệnh bạch tặng liên quan đến những chức năng của mắt như:

  • Trẻ thường bị bệnh cận thị hay viễn thị sớm
  • Rung giật nhãn cầu
  • Mất khả năng nhìn về một hướng hoặc di chuyển cùng 1 hướng
  • Loạn thị gây mờ mắt

Bởi vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên bố mẹ nên đưa trẻ đến những trung tâm hay bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp đối với trẻ.

Phương pháp điều trị bệnh bạch tạng

Phương pháp điều trị bệnh bạch tạng

Phương pháp điều trị bệnh bạch tạng

Những phương pháp điều trị bệnh bạch tạng chủ yếu hiện nay như:

Đeo kính áp tròng và tái khám mắt thường xuyên theo chỉ định của các bác sĩ nhãn khoa. Một số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định mổ mắt nhằm giảm tình trạng rung giật nhãn cầu và lác mắt, cải thiện tầm nhìn.

Tái khám tình trạng da hàng năm nhằm để các bác sĩ tiến hành đánh giá được mức độ tổn thương, đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh ưng thư da. Đối tượng trưởng thành mắc bệnh bạch tạng cần phải khám mắt và da định kỳ theo lịch của bác sĩ.

Đặc biệt, những trường hợp bị bệnh bạch tạng mắc thêm hội chứng Hermansky-Pudlak và Chediak-Higashi cần sự chăm sóc thường xuyên bởi các chuyên viên Y tế nhằm tránh được những biến chứng không như mong muốn xảy ra về sau.

Nguồn: caodangyduochanoi.net - Tổng hợp

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status