Tìm hiểu về các loại thuốc sát trùng ngoài da hiệu quả


  
  
  
     
Lượt xem: 1065 | Đăng bởi: hangmin

Thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng ngoài da... là những thuốc điều trị bỏng hiệu quả, có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của bỏng với sức khỏe.

Tìm hiểu về các loại thuốc sát trùng ngoài da hiệu quả

Tìm hiểu về các loại thuốc sát trùng ngoài da hiệu quả

Khi bị bỏng không những gây nên nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần cho người bệnh mà còn gây tốn kém chi phí và thời gian điều trị.

Thuốc điều trị bỏng hiệu quả

Thuốc giảm đau: trong trường hợp bỏng nhẹ, có thể giảm đau với paracetamol hay các thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) như: ibuprofen, diclophenac…Trong trường hợp bỏng nặng, có thể giảm đau với các thuốc giảm đau opioid như: codein, tramadol…

Thuốc sát trùng ngoài da: các dung dịch thuốc sát trùng như: oxy già, povidone-iodine, cetrimide, chlor hexidine… được thoa trực tiếp lên vùng da bị bỏng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Thuốc kháng sinh: được sử dụng để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng và giúp mau lành vết thương do bỏng gây ra.

Xem thêm: 19 mũi tiêm phòng cần thiết và bắt buộc đối với trẻ nhỏ

Tùy theo vị trí tác dụng, thuốc kháng sinh được chia làm 2 loại:

Tác dụng toàn thân: thuốc kháng sinh sử dụng qua đường uống hay qua tiêm truyền tĩnh mạch. Các nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng:

  • Nhóm beta - lactamin (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin...).
  • Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin...).
  • Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin...).

Tác dụng tại chỗ: thuốc kháng sinh sử dụng qua dạng thuốc dùng ngoài (thuốc mỡ, kem…) có chứa neomycin, polymycin, sulfadiazine bạc…).

Thầy thuốc sẽ chọn lựa loại thuốc kháng sinh và phương pháp điều trị (dùng riêng lẻ hay phối hợp kháng sinh) tùy theo mức độ phỏng và sự đáp ứng điều trị của thuốc.

Tìm hiểu về các loại thuốc sát trùng ngoài da hiệu quả

Tìm hiểu về các loại thuốc sát trùng ngoài da hiệu quả

Theo một số chuyên gia tại trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ với mức độ nhẹ như: dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy… hoặc thậm chí nghiêm trọng như: sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong!

Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể gây ra rối loạn cân bằng tạp khuẩn đường ruột và nhiễm nấm candida ở da, miệng, ruột…Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch như lactat ringer giúp bù muối cho cơ thể, để ngăn ngừa biến chứng sốc (mất nước, rối loạn điện giải…) do bỏng gây ra.

Bên cạnh đó, các giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng chỉ ra một số cách khác điều trị bỏng như sau:

Nước lạnh

Ngay khi bị phỏng, dùng nước lạnh để rửa sạch vết phỏng, sau đó ngâm chỗ bỏng vào nước lạnh khoảng 15 phút. Nếu vết bỏng không thể ngâm, dùng miếng gạc thấm nước lạnh đắp lên vết phỏng.

Nước lạnh

Nước lạnh

Có thể lặp lại sau vài giờ để giảm đau rát. Không nên dùng nước đá vì đá cản trở máu lưu thông, gây ra tổn thương cho lớp biểu bì dễ gãy. Cũng có thể dùng sữa tươi nguyên kem lạnh thay thế cho nước.

Nha đam

Nha đam giúp giảm đau, làm se mặt và giúp vết thương mau lành, dùng trị bỏng rất hiệu quả. Trước tiên rửa sạch vết bỏng bằng nước lạnh hoặc giấm. Sau đó cắt vài mảnh lá nha đam, lấy dịch nhờn trong lá đắp lên chỗ bỏng. Nếu không có sẵn lá nha đam tươi, hãy thoa kem có chứa nha đam cũng được.

Nha đam

Nha đam

Khoai tây

Khoai tây cũng giúp chữa các vết phỏng nhẹ nhờ đặc tính kháng đau rát và làm dịu vết thương. Chỉ cần cắt một lát khoai tây và chà nhẹ lên vết bỏng, để nước trong khoai tiết ra thấm đều chỗ bỏng. Nên đắp khoai vào vết bỏng càng sớm càng tốt để làm giảm khả năng da bị phồng rộp.

Nguồn: caodangyduochanoi.net - Tổng hợp

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status