Nghề Điều dưỡng - công việc xuất phát từ trái tim


  
  
  
     
Lượt xem: 1915 | Đăng bởi: hangmin

Điều dưỡng viên phải là người nhạy cảm với những đau đớn về cả vật chất và tinh thần đối với người bệnh và qua đó, giúp đỡ người bệnh giảm nhẹ được những cơn đau đớn và bớt lo lắng.

Nghề Điều dưỡng là công việc xuất phát từ trái tim

Nghề Điều dưỡng là công việc xuất phát từ trái tim

Nghề Điều dưỡng là công việc xuất phát từ trái tim

Kết thúc ca trực của mình, điều dưỡng Nguyễn Thị Hà, cựu sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khoác lên mình chiếc váy nữ tính, thay cho bộ đồ màu xanh của Phòng hồi sức. Chị vội vã chào hỏi đồng nghiệp và trở về nhà sau một đêm trực dài.

Những tiếng bíp bíp của máy điện tim, những tiếng chân chạy khẩn trương, những bóng áo trắng, áo xanh của không gian làm việc đã trở nên quá quen thuộc với điều dưỡng trẻ như chị Hà.

Bất chợt, trong vô vàn tiếng bíp ấy bỗng có tiếng kéo dài bất thường và giọng nói của người nhà thất thanh… là những ám ảnh khôn nguôi với họ.

Đặc thù công việc của một Điều dưỡng viên như chị Hà đang làm việc tại tại Trung tâm Gây mê hồi sức Ngoại khoa của một bệnh viện tuyến cuối, bệnh nhân được lưu lại tại đây phần lớn đều nặng, có nhiều người gần như vô thức, phản xạ chậm chạp, thậm chí có người rơi vào trạng thái mê man, mất tri giác phải đưa vào phòng hồi sức cấp cứu, cách ly người nhà để bác sĩ theo dõi. Vì vậy, với những trường hợp này, điều dưỡng Thiện và đồng nghiệp thay người nhà bệnh nhân chăm sóc họ.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Hà luôn tự nhủ: Phải làm thế nào để bệnh nhân được tốt nhất.

Nghề Điều dưỡng vất vả và thầm lặng

Nghề Điều dưỡng vất vả và thầm lặng

Cứ cách 5 ngày, chị Hà trực một lần. Mỗi ca trực của chị thường kéo dài từ 16h30 ngày hôm trước đến 8h sáng hôm sau. Vào những ngày lễ, chị trực từ 7h30 sáng hôm trước đến 7h sáng hôm sau. Thậm chí, có những khi 48 tiếng đồng hồ, chị không chợp mắt. Đôi khi, nếu khoa có quá nhiều bệnh nhân thì chị ở lại giúp các đồng nghiệp dù đã hết ca trực.

Là một điều dưỡng viên mọi thứ đều phải khẩn trương, từ khâu tiếp nhận người bệnh đến việc cấp cứu. Do vậy, chúng tôi luôn đặt mình trong tâm thế sẵn sàng đương đầu với mọi tình huống”, chị Hà chia sẻ.

Cũng như chị Hà, anh Thắng –  từng học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng, là nhân viên Khoa cấp cứu của một Bệnh viện trên địa bàn TP. Hà Nội, luôn phải làm việc trong tình trạng khẩn cấp, bởi mỗi giây, mỗi phút lãng phí cũng có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhân hoặc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nhưng với điều dưỡng Thắng, “Dù có khó khăn như thế nào thì y bác sĩ cũng không khổ bằng bệnh nhân”.

Niềm vui và nỗi buồn đan vào nhau trong mỗi ca trực. Những lúc chứng kiến bệnh nhân của mình ra đi, họ buồn và cùng mang trong mình cảm giác người thân của mình ra đi vậy. Với họ, không có niềm vui, niềm hạnh phúc nào to lớn bằng việc bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch.

“Hãy yên tâm, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đưa bệnh nhân trở lại với sự sống”, điều dưỡng Thắng quyết tâm.

“Làm việc trong guồng quay áp lực ở những nơi đòi hỏi sự chính xác và nhanh chóng, điều dưỡng viên phải luôn cố gắng hết sức có thể, tự tạo niềm vui cho chính mình và đồng nghiệp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ cứu chữa người bệnh”, T.S Y Dược Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.

Điều dưỡng viên là cánh tay đắc lực của bác sĩ

Điều dưỡng viên là cánh tay đắc lực của bác sĩ

Bước vào mỗi ca cấp cứu, mỗi ca trực, cả điều dưỡng Hà và điều dưỡng Thắng đều quyết tâm cùng với các y bác sĩ khác cứu chữa người bệnh trong cơn nguy kịch hay trong các ca mổ. Khoảng thời gian hối hả trôi qua trong cả niềm vui và nỗi buồn, khi điềm đạm ngồi xuống, họ đều suy nghĩ, các thành viên trong gia đình có người làm nghề y đều thiệt thòi.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân của mình nhưng khi bố mẹ, người thân của họ ốm đau, họ không chăm sóc được. Đôi khi, họ thấy bất lực vì công việc bận rộn không cho phép họ rời bỏ vị trí của mình để làm những việc của một người con, người cha, người chị, người anh.

Điều dưỡng cũng chính là người gắn bó với người bệnh nhiều nhất, đặc biệt trong những lúc nằm viện. Chính điều đưỡng là những người luôn duy trì tinh thần của Nightingale bên ngọn đèn dầu - thức canh giấc ngủ ngon cho từng người bệnh, và luôn sẵn sàng cho mọi chăm sóc về y tế và động viên tinh thần, cùng người bệnh vượt qua những cơn đau và mệt mỏi trong quá trình điều trị.

Người điều dưỡng phải nhạy cảm với đau đớn về thể chất và tinh thần của người bệnh, giúp đỡ người bệnh giảm nhẹ đau đớn và bớt lo lắng là thước đo về sự tận tụy với người bệnh của người điều dưỡng. Do đó, người điều dưỡng ngoài việc tuân thủ quy trình kỹ thuật chuyên môn phải đặc biệt quan tâm tới cảm xúc của người bệnh để động viện họ an tâm điều trị.

Những công việc chuyên môn thường quy như cho người bệnh uống thuốc, tiêm thuốc, thay băng của điều dưỡng cho người bệnh hằng ngày có thể người bệnh không nhớ nhưng nếu điều dưỡng viên tạo cảm xúc tích cực cho người bệnh, giúp họ giảm nhẹ đau đớn và lo lắng có thể họ sẽ không bao giờ quên.

Chia sẻ với chúng tôi, thầy Đặng Nam Anh – Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, người điều dưỡng chuyên nghiệp nói riêng và những người công tác trong lĩnh vực Y Dược nói chung thực hiện hoạt động chuyên môn không chỉ thuần túy là làm đúng quy trình mà còn phải tạo cảm xúc tích cực để tạo niềm tin cho người bệnh. Điều dưỡng là công việc của trái tim.

Sau nhiều năm công tác trong ngành điều dưỡng cả chị Hà và anh Thắng đều nhận thấy bản thân thay đổi rõ rệt trong sự ân cần, nhẹ nhàng khi giao tiếp.

Chị Hà bộc bạch, “Công việc của một người điều dưỡng đòi hỏi chúng tôi phải giao tiếp với bệnh nhân và người nhà của họ một cách ân cần và nhẹ nhàng. Thái độ của tôi khi tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà của họ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Bởi lẽ, nếu tôi hoà nhã với họ thì họ sẽ hợp tác với sự tin cậy. Ngược lại, nếu tôi vô tình khiến họ có suy nghĩ và cái nhìn tiêu cực về công việc của mình, hiệu quả điều trị sẽ bị giảm”.

Nguồn: caodangyduochanoi.net

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status