Siết đào tạo Đại học trả về quy luật vào thì dễ ra thì khó


  
  
  
     
Lượt xem: 2986 | Đăng bởi: dinhvancuong

Thí sinh có thể dễ dàng theo học Đại học nhưng sẽ khó ra trường trong những năm tới nếu không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để tốt nghiệp tối thiểu. Theo đó đào tạo Đại học những năm tới sẽ trả về quy luật dễ vào nhưng khó ra.

Thí sinh làm thủ tục nhập học Đại học năm 2017

Trả về quy luật đào tạo Đại học dễ vào nhưng khó ra!

Nếu như những năm cuối 90 của thế kỉ trước cũng như đầu những năm 2000 của thế kỉ 20 chính sách giáo dục của nhà nước ta đó là siết chặt chất lượng giáo dục ngay từ đầu. Mục đích là để sàng lọc thí sinh nếu muốn tham gia theo học ở các bậc học cao hơn như Cao đẳng Đại học. Chính sách này đã tồn tại qua nhiều năm cho mãi tận đến năm 2005 khi cơ chế ban hành Luật Giáo  dục Đại học có sự thay đổi mục đích để hội nhập với các nước khu vực và trên thế giới...

Băt đầu từ đây chính phủ đã ban hành và kí kết thành lập nhiều các trường Đại học Cao đẳng, theo đó có hàng chục, thậm chí hàng trăm các trường Đại học mới được thành lập và nâng cấp lên từ trường Cao đẳng. Điều này ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu và chất lượng đại học trong mấy năm vừa qua. Sự phân tầng đại học đã thể hiện rõ ở các trường...Kéo theo mỗi năm có hàng trăm ngàn sinh viên theo học, đây cũng là lý do để các nhà khoa học - đại biểu quốc hội lý giải cho việc gần đây số lượng cử nhân thất nghiệp tràn lan..

Những yếu kém đang thể hiện rõ nhất trong hệ thống giáo dục nhất là giáo dục quốc dân khiến Quốc hội đang bàn thảo về việc tự chủ đại học trong những năm tới. Với đề án này các trường Đại học sẽ tự "bươn chải" thay vì chú tâm đến "bầu sữa ngân sách". Điều này sẽ đặt ra bài toán đó là đưa đào tạo giáo dục Đại học trả về với quy luật tự nhiên. 

Theo đó việc đậu đại học trong những năm tới thực sự sẽ không khó và nhiều trường Đại học cũng chỉ cần trình đề án tự chủ tuyển sinh và Bộ chỉ cần giám sát chỉ tiêu tuyển sinh khi các trường này đã được phê duyệt. Điều đó có nghĩa việc mở cửa cho thí sinh vào đại học theo kiểu tự do đáp ứng nhu cầu học tập nhưng sẽ thắt chặt đầu ra. 

Điều này đang có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều trường hiện nay, mới đây Hàng loạt các trường Đại học đuổi học sinh vì không đủ năng lực trong đó có các trường top đầu và cả top giữa như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học KHXH&NV TPHCM, Đại học Sư phạm Kĩ Thuật TPHCM, Đại học Luật TPHCM, Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM...

Lý giải về lý do này nhiều chuyên gia cho rằng: "Với quy chế tuyển sinh thoáng như hiện nay thì việc trúng tuyển đại học không quá khó. Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây ngày càng có nhiều sinh viên ngay từ năm nhất bị buộc thôi học vì điểm kém"

Theo ông Hoàng Đức Thắng -  Trưởng phòng Đào tạo trường Cao đẳng y dược Pasteur thì cho rằng:

"việc dễ dãi trong việc lựa chọn ngành học và không có định hướng. Cũng như một phần khi lên học Đại học sinh viên cảm thấy không phù hợp hoặc không đủ năng lực để theo học dẫn đến việc bỏ giữa chừng. Hoặc nhiều sinh viên vẫn còn hiện tượng xính mác đại học theo chúng theo bạn mà chưa ý thức được mình phù hợp với học nghề hơn là học Đại học."

Cũng theo báo cáo mới nhất của Bộ LĐTB&XH thì số lượng các doanh nghiệp cần lực lượng lao động nghề nghiệp và Cao đẳng nhiều hơn là cần trình độ Đại học. Một số nghề được đánh gia có tiềm năng phát triển cả về trong nước lẫn ngoài nước như điện, lắp ráp, hay Cao đẳng điều dưỡng đi phục vụ tại các nước tiên tiến...

Cũng theo đó, mới đây nhất tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa 12. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký nghị quyết 09 với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục.Theo chủ trương của nghị quyết này nhiệm vụ đặt ra là yêu cầu sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục đào tạo hoạt động không hiệu quả.  

Xem thêm: Các Trường trung cấp Y Dược sẽ sáp nhập với Trường cao đẳng Y Dược là tất yếu?

Caodangyduochanoi.net - tổng hợp

Tag: tuyển sinh đại học ; vào học đại học ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status