Phía sau ánh hào quang của ngành Y Dược


  
  
  
     
Lượt xem: 1960 | Đăng bởi: caodangduocthaithinh

Nghề Y Dược cao quý thật đấy nhưng ít ai biết được để có những điều như vậy họ đã phải đánh đổi những gì. Phía sau ánh hào quang chói lọi mà người ta vẫn nhìn thấy, còn có những góc khuất mà chỉ người trong ngành mới hiểu.

Phía sau ánh hào quang của ngành Y Dược

Phía sau ánh hào quang của ngành Y Dược

Mỗi người sẽ có một đam mê và yêu thích một ngành nghề khác nhau nhưng không phải ai cũng dũng cảm để theo đuổi ngành nghề mình yêu thích, được sống và được đam mê cùng nó. Đặc biệt là đối với ngành Y Dược – ngành nghề đầy hào quang nhưng cũng không kém phần khổ ải và gian nan. Và chỉ có những trong nghề mới hiểu được những góc khuất sau ánh hào quang hào nhoáng bên ngoài.

Nghề Y Dược là một nghề vô cùng khắc nghiệt

Khắc nghiệt ở đây từ lúc bắt đầu lựa chọn theo học cho đến khi đi làm việc. Để được là một sinh viên Y Dược hệ Đại học không phải là một điều dễ dàng bởi điểm chuẩn vào các ngành này rất cao, sự cạnh tranh lớn. Và khi vào được rồi thì sự học ở đây cũng không hề đơn giản.

Nếu một sinh viên học ngành khác chỉ mất thời gian từ 4 năm để hoàn thành việc học thì những sinh viên ngành Y Dược phải trải qua 6 -7 năm học vô cùng gian nan, thời gian học dài hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác.

Khi học các sinh viên ngành Y Dược phải học vô cùng vất vả thực hành trên bệnh viện, trực đêm hôm. Khi tốt nghiệp phải học các khóa chuyên tu nữa mới có thể hành nghề.

Khi đi làm thì công việc rất bận rộn và áp lực, thời gian dành cho bệnh viện còn nhiều hơn cả ở nhà. Đặc biệt ở Việt nam ta hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu thốn mà bệnh nhân lại đông vì vậy các bác sĩ lúc nào cũng phải oằn người ra để có thể làm việc kịp thời cứu chữa người bệnh.

Theo chia sẻ của bạn Minh Hoàng – sinh viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: “Các y, bác sĩ rất cần những sinh viên thực tập như chúng mình, đặc biệt là trong những ngày lễ Tết. Cũng chính vì vậy mà nhiều khi ngày kỷ niệm của mình với người yêu nhưng mình cũng phải bỏ lỡ”.

Nghề Y Dược là một nghề vô cùng khắc nghiệt

Nghề Y Dược là một nghề vô cùng khắc nghiệt

Nghề Y Dược – nghề nguy hiểm

Như mọi người đã biết hiện nay có rất nhiều bệnh có nguy cơ truyền nhiễm cao điển hình như: H5N1, lao phổi, HIV, sởi … và các dịch bệnh theo mùa. Đã là bác sĩ thì không thể nào lựa chọn loại bệnh cũng như bệnh nhân mà phải cứu chữa cho tất cả mọi người, là người tiếp xúc với bệnh nhân nhiều nhất. Đã có không ít bác sĩ bị nhiễm bệnh, hy sinh khi tiếp xúc với nguồn dịch để cứu chữa cho mọi người.

Vất vả là vậy nhưng mọi người đâu có hiểu, vì quá đông bệnh nhân nên khi chưa kịp điều trị cho bệnh nhân thì họ còn bị người nhà bệnh nhân chửi bới thậm chí là hành hung bác sĩ.

Bất kể ngành nghề nào cũng vậy, trong khi làm việc không thể tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên đối với ngành Y Dược thì các y, bác sĩ không được phép sai lầm dù chỉ là nhỏ nhất. Khi làm việc phải tập trung 200%, đầu óc lúc nào cũng căng như dây đàn. Thế nên mới nói trong ngành Y Dược ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc và nếu không cẩn thận thì các y, bác sĩ sẽ là người phải chịu trách nhiệm.

Nghề Y Dược vinh quang nhưng rất bạc bẽo

Bệnh nhân họ luôn muốn những gì tốt nhất cho mình nhưng khi bác sĩ quan tâm đến người kia chưa kịp quan tâm đến họ thì họ mắng chửi, họ trách móc. Đó chính là sự bạc bẽo đầu tiên của nghề Y Dược.

Mọi người cứ nghĩ làm ngành Y thì phải giàu có và cao quý lắm, nhưng thực chất chế độ cho ngành Y rất bèo bọt nhưng áp lực cao và nặng nề. Lương của các bác sĩ thực chất cũng chỉ theo ngạch bậc như vất cứ ngành nghề nào khác.

Nghề Y Dược vinh quang nhưng rất bạc bẽo

Nghề Y Dược vinh quang nhưng rất bạc bẽo

Nghề cần sự đam mê và hy sinh lớn

Bất kỳ ai theo đuổi nghề Y Dược mà không có sự đam mê nghề thì không thể làm được. Bởi có đam mê mới có sự hy sinh để được theo đuổi được làm đúng ngành nghề. Những người làm ngành nghề Y Dược họ phải hy sinh, phải đánh đổi rất lớn lao mới có thể theo nghề được, mới có thể bù lại những nghiệt ngã của nghề mang đến cho họ.

Chúng ta sẽ không hiếm khi có những trường hợp có bác sĩ vì bận rộn với công việc, phải cấp cứu cho bệnh nhân ngay cả khi nhận được tin người thân mình qua đời, điều này là điều đáng khâm phục ở những người làm nghề Y Dược. Hay đôi khi cả năm trời không được về nhà thăm con, bỏ lỡ cơ hội nhìn con cái khôn lớn vì phải đi công tác ở những vùng xa xôi, không làm tròn trách nhiệm của một người cha người mẹ đối với con cái khi mà thời gian ở bệnh viện còn nhiều hơn thời gian ở nhà.

Chị Tuyết Lan – cựu sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng hiện đang làm tại một bệnh viện ở Hà Nội chia sẻ: “Công việc của mình khiến nhiều khi mấy ngày trời con không được gặp mẹ, sáng con chưa dậy mình đã phải đi làm rồi, đêm về thì con đã ngủ rồi. Nghĩ đến con thương lắm nhưng mình không biết làm thế nào cả, công việc mà!”.

Nguồn: caodangyduochanoi.net

Tag: ; ;

Tin tức khác

  • hotline
  • ДђДѓng kГЅ hбЌc

TГm chГєng tГґi trГЄn facebook

LiГЄn kбєїt website

  • Trung c y dược Phiếu đăng ký xét tuyển Xet tuyen
DMCA.com Protection Status